Những sự thật về cơ xương khớp cần nhận ra
Hầu hết những vấn đề về cơ xương khớp có thể kiểm soát nó bằng những phương tiện đơn giản. Đôi khi những phương pháp điều trị bằng kỹ thuật cao chưa chắc đã tốt hơn những lộ trình điều trị đơn giản.
Gãy xương - Khi bị gãy xương, bạn đừng nên hoảng loạn quá, chỉ một vài trường hợp thật sự mới nguy cấp như trật khớp xung quanh khuỷu tay của trẻ em, gãy cổ xương đùi, gãy xương kèm theo vết thương lớn... Tất cả những ca gãy xương thì sơ cứu ban đầu là cố định, nẹp lại bằng miếng gỗ có bờ, để bảo vệ những mô, tế bào bị tổn thương xung quanh mỗi khi di chuyển. Mức độ của thuốc giảm đau không có tác dụng bằng việc cố định, nẹp, bó bột lại vị trí gãy xương. Có một số trường hợp gãy xương có thể khỏi mà không dùng đến thanh nẹp như xương sườn, xương vai... Chức năng tự hồi phục giữa khớp và cơ rất quan trọng. Việc nẹp cố định ở vị trí hợp lý hoặc khoảng thời gian phù hợp hay không có nhiều ảnh hưởng đến chức năng vận động sau này. Do đó, những xương được nẹp lại sẽ bị suy giảm chức năng. Bong gân do bị căng giãn hoặc rách một phần, toàn phần ở dây chằng. Dây chằng có chức năng liên kết và giữ xương xung quanh khớp. Bong gân mức độ nặng cũng cần được bó nẹp. Tụ máu khớp là máu tụ trong khớp thường do chấn thương, cần nẹp lại, một số trường hợp hiếm xảy ra để giảm đau cần phải hút máu tụ ra. Vật dụng thông thường nhất sử dụng để bó lại là thạch cao. Có tác dụng cản trở những lực lớn tác động từ bên ngoài đến vị trí bị tổn thương, và đảm bảo không bị ảnh hưởng vào phần xương cứng. Có một số loại thuốc như thuốc mỡ, xịt, thảo dược gia truyền, trứng... tác dụng chủ yếu là giảm đau nhưng không thể chữa khỏi gãy xương. Gãy xương cần đến phẫu thuật chỉnh hình nếu: - Bị trật xương quanh khuỷu tay ở trẻ em - Gãy xương đùi, xương cẳng tay gồm xương trụ và xương quay. - Trật xương quang khớp ở người lớn. - Gãy xương quanh vị trí cổ xương đùi ở người già. Có một số nguy cơ nếu không gây tê và phẫu thuật đó là loét tại giường, nhiễm trùng hô hấp và suy thận, lâu lành. Không nên nhầm lẫn giữa loãng xương với thoái hóa viêm khớp. Loãng xương là do khớp yếu dẫn đến gãy xương người già do giảm nồng độ canxi trong xương. Mức độ canxi trong máu không liên quan tới mức độ canxi trong xương. Đối với thoái hóa viêm khớp chủ yếu liên quan đến yếu khớp ở người già do đau dẫn tới hạn chế vận động, và không liên quan đến canxi mà liên quan tới sụn trong khớp. Nguồn: www.practo.com