Những quan điểm sai lầm sau khi mổ khúc xạ
Có thể nói tật khúc xạ là nguyên nhân chính gây giảm thị lực hàng đầu hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2007 trên thế giới có 153 triệu người bị tật khúc xạ đang sống và làm việc với thị lực kém hoặc mù do không được chỉnh kính. Với công nghệ hiện đại ngày nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị tật khúc xạ. Và mổ tật khúc xạ là phương pháp hiện đại...
Những quan điểm sai lầm sau khi mổ khúc xạ
Có thể nói tật khúc xạ là nguyên nhân chính gây giảm thị lực hàng đầu hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2007 trên thế giới có 153 triệu người bị tật khúc xạ đang sống và làm việc với thị lực kém hoặc mù do không được chỉnh kính. Với công nghệ hiện đại ngày nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị tật khúc xạ. Và mổ tật khúc xạ là phương pháp hiện đại được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều mắc phải những sai lầm sau khi phẫu thuật mà ít người được biết đến. Ngay sau đây hãy cùng chuyên mục Sống khỏe của Vicare tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mổ khúc xạ là gì?
Mổ khúc xạ là phương pháp dùng Laser tác động lên các giác mạc, phần vỏ trong suốt ở phần trước của mắt. Tia Laser sẽ bẻ gãy các liên kết phân tử, làm bay hơi nhu mô giác mạc theo một chương trình định sẵn tùy loại và mức độ tật khúc xạ. Bằng cách đó, hình dạng của giác mạc, công suất khúc xạ của nhãn cầu thay đổi và tật khúc xạ của bệnh nhân được điều chỉnh.
Phương pháp điều trị tật khúc xạ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hiệp - Phó Gíam đốc Bệnh viện Mắt Trung ương thì hiện nay phương pháp điều trị tật khúc xạ tiên tiến nhất là phẫu thuật bằng laser excimer. Về bản chất, đây là môi trường bao gồm các phân tử argon-fluorid ở trạng thái kích hoạt. Do mang năng lượng cao và bước sóng 193nm, laser excimer có khả năng phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử và nguyên tử protein của tổ chức giác mạc tạo ra những đường cắt phẳng, mịn và chính xác. Hiện tại, 2 phẫu thuật chính được sử dụng trong điều trị tật khúc xạ bằng laser excimer là Photo Refractive Keratectomy (PPK) và Laser in Situ Keratomileusis (LASIK). Trong phẫu thuật PRK, lớp biểu mô giác mạc được lấy đi, sau đó laser excimer sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt giác mạc để làm thay đổi độ cong giác mạc. Còn trong phẫu thuật LASIK, người ta tạo một vạt giác mạc, lật lên, sau đó laser excimer sẽ tác động trực tiếp lên phần nhu mô của giác mạc. Sau khi laser bắn xong, vạt giác mạc được đậy lại.
Những quan điểm sai lầm sau khi mổ tật khúc xạ
1. Kiêng cữ quá kỹ lưỡng sau khi mổ
Không ra ngoài trong 1 – 2 tháng, không đọc sách, xem tivi hay không ăn thịt gà, tôm... là điều hầu hết các bệnh nhân sau mổ mắt vẫn làm. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi với phương pháp mổ khúc xạ tiên tiến hiện nay, người bệnh có thể hồi phục sau 1 ngày và có thể sinh hoạt bình thường. Người bệnh có thể đọc sách, xem tivi và làm việc với máy tính nhưng nên nghỉ xen kẽ sau 30 – 40 phút.
2. Sau khi mổ nên để mắt nghỉ ngời càng nhiều, càng tốt
Rất nhiều bệnh nhân nghĩ rằng sau phẫu thuật sẽ để mắt nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Đây là một quan điểm không còn đúng đối với mổ tật khúc xạ hiện đại. Đối với mổ LASIK ngay sau phẫu thuật 4-6 giờ, bác sỹ phẫu thuật đã khuyên bệnh nhân nên bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng cho mắt bằng cách đọc sách báo; bệnh nhân cũng có thể sử dụng điện thoại, trả lời email. Lưu ý sau mỗi 45 phút hoạt động mắt, bệnh nhân nên dành 2 đến 5 phút cho mắt nghỉ ngơi, nhìn ra xa, tầm nhìn rộng. Bệnh nhân có thể đi học, đi làm ngay sau ngày phẫu thuật.
3. Không đi khám lại vì thị lực quá tốt
Dù thị lực 10/10 hoặc hơn sau khi phẫu thuật, về mặt giải phẫu mắt vẫn có những đặc điểm của mắt cận thị do đó cần đi kiểm tra định kỳ đáy mắt thường xuyên để phát hiện những tổn thương cũng như điều trị phòng ngừa các biến chứng nếu cần.
4. Mổ cận thị rồi sau này sẽ không bị các bệnh về thị lực khác
Quan niệm này là hoàn toàn không đúng, phẫu thuật khúc xạ chỉ can thiệp lên tính chất quang học của nhãn cầu, không ngăn ngừa được các bệnh lý khác của mắt.
5. Cứ bị tật khúc xạ là có thể phẫu thuật
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì tùy vào trường hợp bị tật khúc xạ mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể. Trong trường hợp phẫu thuật LASIK thì không phải trường hợp cận thị nào cũng có thể can thiệp bằng phương pháp LASIK. Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị dựa trên nguyên lý điều chỉnh độ dày giác mạc, vậy nên tiêu chuẩn quan trọng nhất của phẫu thuật LASIK là giác mạc phải đảm bảo độ dày cần thiết và không có bất thường về cấu trúc giác mạc. Như vậy, LASIK sẽ không phù hợp với bệnh nhân có độ cận thị quá cao trong khi giác mạc quá mỏng hoặc bệnh nhân có cấu trúc giác mạc bất thường (giác mạc hình chóp, có sẹo giác mạc...).
6. Sau 18 tuổi mới có thể phẫu thuật cận thị
Một trong những điều kiện quan trọng nhất đối với bệnh nhân phẫu thuật cận thị là độ cận đã ổn định. Thông thường, sau 18 tuổi độ cận thị sẽ ổn định nhưng cũng có những trường hợp sau 15 tuổi độ cận đã ổn định, có những bệnh nhân khác, sau 30 tuổi độ cận vẫn thay đổi.
7. Mổ LASIK chỉ có một loại
LASIK là tên gọi chung của phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ, khổ biến nhất là cận thị, với phương pháp này có thể kể đến 3 loại phẫu thuật LASIK với 3 công nghệ điển hình là:
- LASIK SBK tạo vạt bằng dao: Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ sẽ sử dụng dao vi phẫu để tạo vạt giác mạc.
- LASIK Femtosecond tạo vạt không sử dụng dao: Vạt giác mạc được tạo hoàn toàn bằng năng lượng Femtosecond nên vạt siêu mịn, chính xác.
- LASIK không tạo vạt – ReLEx SMILE: Phẫu thuật hoàn toàn không lật vạt giác mạc. ReLEx SMILE được đánh giá là phương pháp tân tiến nhất trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser.
Các tật khúc xạ thường gặp
Tật khúc xạ gồm 3 loại: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị
- Cận thị là trường hợp ta nhìn xa mờ, nhìn gần rõ, thường gặp ở tuổi học đường. Người bị cận thị cần đeo kính phân kì để các tia sáng khi đi vào mắt sẽ được phân kì và kéo tiêu điểm từ phía trước về phía sau để nằm trên võng mạc.
- Viễn thị có 2 dạng: viễn thị nhẹ thì nhìn xa rõ, nhìn gần mờ; viễn thị nặng thì nhìn cả xa lẫn gần đều mờ. Người bị viễn thị cần đeo kính hội tụ để các tia sáng khi đi vào mắt sẽ được hội tụ và kéo tiêu điểm từ phía sau về phía trước để nằm trên võng mạc.
- Loạn thị là trường hợp ta luôn nhìn mờ cả xa lẫn gần kèm theo nhìn hình ảnh biến dạng (nhìn đường thẳng thấy không thẳng, nhìn hình tròn thành hình bầu dục hoặc méo mó không đều). Loạn thị thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị.
- Lão thị là hiện tượng do thể thủy tinh cứng dần lên theo tuổi. Bình thường thể thủy tinh có thể phồng lên hoặc dẹt xuống khi ta điều tiết thông qua hoạt đông của cơ thể mi và dây chằng Zinn. Quá trình phồng lên hoặc dẹt xuống của thể thủy tinh sẽ giảm đi khi mức độ cứng của thể thủy tinh tăng lên. Đây chính là hiện tượng điều tiết của mắt. Khi nhìn gần khả năng điều tiết giảm đi, do đó phải đeo kính hội tụ (hay vẫn thường nói là kính lão) để nhìn vật rõ hơn.
Nếu bạn cảm thấy khi xem tivi hay quan sát cái gì, phải lại gần mới thấy. Hoặc nhìn xa hay gần không rõ, nhìn hình ảnh biến dạng, hay nheo mắt khi nhìn, kết quả học tập, lao động giảm sút, hay dụi mắt khi nhìn, hay mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ khi đọc sách hay học tập, hay nghiêng đầu khi nhìn, lé mắt... thì nên đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra mắt.