Những nguyên nhân ra máu khi mang thai theo từng giai đoạn thai kỳ
Hiện tượng ra máu khi mang thai không phải là một hiện tượng hiếm gặp trong thai kỳ. Tùy vào từng trường hợp ra máu với các biểu hiện cụ thể và giai đoạn ra máu mà mẹ bầu cần phải có những cách xử trí khác nhau. Ra máu khi mang thai có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn thai kỳ.
Những nguyên nhân ra máu khi mang thai theo từng giai đoạn thai kỳ
Hiện tượng ra máu khi mang thai không phải là một hiện tượng hiếm gặp trong thai kỳ. Tùy vào từng trường hợp ra máu với các biểu hiện cụ thể và giai đoạn ra máu mà mẹ bầu cần phải có những cách xử trí khác nhau. Ra máu khi mang thai có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn thai kỳ.
1. Nguyên nhân ra máu trong 3 tháng đầu
Khoảng 20% mẹ bầu bị ra máu trong 12 tuần đầu tiên. Nguyên nhân ra máu trong 3 tháng đầu gồm có
Ra máu do thụ thai
Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu giống như máu kinh nguyệt trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai do phôi đang bám vào tử cung. Một vài người có thể nhầm đây là máu kinh nguyệt nhưng không phải. Trong trường hợp này, máu thường ra ít và kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Mẹ bầu nên sử dụng băng vệ sinh kể kiểm soát lượng máu và dõi theo xem có diễn biến gì bất thường hay không.
Sảy thai
Đây là một trường hợp phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, không phải cứ ra máu là sảy thai. Sảy thai chỉ xuất hiện khi mẹ thấy ra máu kèm theo cảm giác đau quặn ở bụng dưới và một dải máu đặc trôi tuột qua âm đạo.
Chửa ngoài tử cung
Trong trường hợp này, phôi thường nằm ở ống dẫn trứng. Nếu phôi tiếp tục lớn, nó sẽ có khả năng làm vỡ ống dẫn trứng và ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất hiện trường hợp này chỉ có 2%. Các triệu chứng khác của chửa ngoài tử cung là đau quặn hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới kèm toàn thân choáng váng.
Chửa trứng
Đây là hiện tượng hiếm gặp, trong tử cung của mẹ xuất hiện một mô bất thường thay cho một thai nhi. Trong nhiều trường hợp, mô có thể mang tế bào ung thư và lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Các triệu chứng của chửa trứng llà buồn nôn, ói mửa và tử cung to lên nhanh chóng.
Bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu khi mang thai 3 tháng đầu đó là nhiễm trùng, thay đổi cổ tử cung do quan hệ...2. Nguyên nhân ra máu trong thai kỳ thứ hai hoặc thai kỳ thứ ba
Ra máu trong thời gian này khá nguy hiểm bởi nó biểu hiện những bất thường trong cơ thể của mẹ và bé. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ ra máu trong giai đoạn này.
Nhau tiền đạo
Nhau thai nằm thấp trong tử cung và che một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở cổ tử cung gọi là nhau tiền đạo. Đây là trường hợp khá hiếm gặp và không có dấu hiệu rõ ràng.
Nhau bong non
Đây là trường hợp nhau thai bong ra khỏi thành tử cung trước hoặc khi đang chuyển dạ khiến máu tích tụ giữa nhau thai và tử cung. Nhau bong non thường đi kèm các triệu chứng như đau bụng dưới, máu đông trôi ra từ âm đạo, đau lưng.
Vỡ tử cung
Tình trạng này xuất hiện có thể do vết sẹo từ lần sinh mổ trước rách ra khiến cho tử cung bị vỡ trong lần mang thai sau. Các triệu chứng kèm theo của vỡ tử cung là đau và yếu ở bụng dưới. Vỡ tử cung là một trong những tai biến thai sản nguy hiểm nhất, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần lập tức đến ngay bệnh viện để được các bác sỹ làm cấp cứu và điều trị.Cuống rốn tiền đạo
Trong một vài trường hợp, mạch máu của thai nhi trong dây rốn hoặc nhau thai sẽ nằm che phần mở của cổ tử cung. Cuống rốn tiền đạo có thể gây ra nguy hiểm cho thai nhi nếu mạch máu bị vỡ, khiến cho em bé bị chảy máu nghiêm trọng và hết oxy.
Một số triệu chứng khác của cuống rốn tiền đạo còn bao gồm nhịp tim thai nhi bất thường và mẹ bầu chảy máu quá nhiều.
Sinh non
Ra máu khi mang thai trong những ngày cuối thai kỳ cho thấy dấu hiệu mẹ sắp sinh sớm. Một số triệu chứng của sinh non bao gồm co bóp tử cung, ra máu âm đạo, bụng dưới căng lên và đau lưng.
Ngoài ra có một vài nguyên nhân khác khiến bà bầu ra máu trong giai đoạn từ tháng 13 trở đi đó là các vết thương ở cổ tử cung hoặc âm đạo, polyp, ung thư....
Tất cả các trường hợp ra máu đều không thể coi thường và chủ quan, do đó mẹ bầu khi gặp trường hợp này cần phải bình tĩnh, theo dõi lượng máu ra của mình rồi sau đó đến gặp bác sỹ để được khám bệnh, điều trị cũng như tư vấn về sức khỏe của mình.