Những lưu ý khi dùng thuốc giảm ho cho trẻ
Ho là một phản xạ tự nhiên nhằm loại bỏ các chất tiết hoặc dị vật ra khỏi cơ thể. Do đó, khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá vội vàng lạm dụng các loại thuốc trị ho mà chỉ nên sử dụng thuốc theo đơn khi cần thiết và tốt nhất cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nhi. Việc quá lo lắng dẫn đến xử ý không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Bài viết dưới...
Những lưu ý khi dùng thuốc giảm ho cho trẻ
Ho là một phản xạ tự nhiên nhằm loại bỏ các chất tiết hoặc dị vật ra khỏi cơ thể. Do đó, khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá vội vàng lạm dụng các loại thuốc trị ho mà chỉ nên sử dụng thuốc theo đơn khi cần thiết và tốt nhất cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nhi. Việc quá lo lắng dẫn đến xử ý không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Bài viết dưới đây sẽ mang đến một số lưu ý cho các mẹ khi chăm sóc bé bị ho.
Vì sao trẻ nhỏ dễ bị ho?
Hệ miễn dịch yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhỏ dễ bị ho, sốt hay sổ mũi khi thay đổi thời tiết. bé dễ bị ho kèm theo sốt và sổ mũi khi thời tiết thay đổi. Tình trạng này nếu không khắc phục kịp thời có thể khiến bé chán ăn, thường xuyên giật mình khi ngủ, thậm chí là trào ngược sữa, thức ăn...
Thêm vào đó, hệ hô hấp của bé mang nhiều khác biệt lớn so với người trưởng thành. Điển hình như, hàng rào bảo vệ niêm mạc mũi yếu, các cơ quan thanh quản, khí quản, phế quản hẹp, đàn hồi kém, vòng sụn mềm, dễ biến dạng...Đặc biệt, hệ thống tổ chức phổ chưa hoàn thiện, ít đàn hồi, nhiều mạch máu, bạch huyết dẫn đến tình trạng phổ dễ xẹp. Tất cả những khác biệt về cấu trúc này khiến cho trẻ nhỏ dễ gặp phải các tình trạng sau:
- Viêm mũi, viêm họng
- Viêm nhiễm đường hô hấp, ho có đờm
- Phổi dễ bị tổn thương dẫn đến rối loạn quá trình hô hấp, suy hô hấp
Chính hệ thống hô hấp, miễn dịch còn quá non nớt, trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm và gặp phải tác dụng phụ với các thành phần chứa trong thuốc trị ho, loại đờm, kháng viêm...Chẳng hạn như nhóm thuốc ho chưa thành phần histamin dễ gây buồn ngủ, nên nếu lạm dụng trong khoảng thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là dẫn đến kích động và co giật.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ho cho trẻ
Bởi sự yếu ớt và nhạy cảm về thể chất nên các bậc cha mẹ nên cẩn thận trong quá trình chăm sóc bé hàng ngày và cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc ho cho bé. Uống các loại thuốc là điều cần thiết để giúp bé giảm ho, long đờm, tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị ho chứa các hoạt chất có thể gây hại đến súc khỏe bé yêu của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng hoặc gặp gỡ bác sĩ chuyên khoa Nhi uy tín để được tư vấn và nhận những lời khuyên hữu ích. Dưới đây là một số tác hại khi sử dụng thuốc ho liều cao có chứa các thành phần:
Dextromethorphan
Dextromethorphan là một loại dẫn xuất của morphin, thành phần thường gặp trong các loại thuốc trị ho. Tuy nhiên, thành phần này chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tháng tuổi và khi sử dụng ở mức độ liều quá cao có thể dẫn đến hiện tượng ức chế hệ thần kinh trung ương, gây ảo giác hoặc ảo thanh.
Codein
Thuốc ho chứa thành phần codein cũng được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi bởi hoạt chất này có thể gây nghiện khi dùng trong thờ gian dài và gây khô, quánh dịch tiết tại phế quản. Khi sử dụng liều cao, codein gây ức chế hệ thần kinh trung ương dẫn đến ức chế hệ hô hấp.
Thuốc giảm ho trung ương
Thuốc giảm ho trung ương có chứa các hoạt chất như codein, dextromethorphan, pholcodin... chỉ được sử dụng trong các trường hợp ho khan, ho do kích ứng, dị ứng. Trong trường hợp trẻ ho có đờm thì các bậc cha mẹ không nên sử dụng loại thuốc trị ho này.
Thuốc trị ho, long đờm
Thuốc trị ho long đờm có chứa một số thành phần như acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon... có chức năng thay đổi cấu trúc dịch nhầy, giảm độ nhớt của chất nhầy. Khi đó, các chất nhày có thể dễ dàng được tống ra khỏi hệ hô hấp thông qua động tác khạc. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây hại cho dạ dày nên chống chỉ định cho trường hợp trẻ bị đau dạ dày, loét dạ dày. Ngoài ra, thuốc cũng có một số tác dụng phụ mà các mẹ cần cân nhắc như tăng men gan, nhức đầu, chóng mặt, phát ban, rối loạn quá trình tiêu hóa...Do đó, trước khi cho trẻ sử dụng, cha mẹ cần tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Cao khô lá thường xuân
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y học Phytomedicine vào năm 2009 tiến hành trên 5.181 bệnh nhân có độ tuổi từ 0 - 14 đang mắc chứng viêm phế quản cấp tính, mãn tính và có triệu chứng ho đờm, có đến 95% bệnh nhân sử dụng cao lá khô thường xuyên khỏi ho hoặc giảm ho nhanh chóng sau 7 ngày.
Trường hợp trẻ nhỏ nhạy cảm với các loại hoạt chất, bác sĩ có thể kê đơn thay thế bằng thuốc chiết xuất từ các loại thảo dược. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc này cũng cần được chuẩn hóa về mức độ tinh khiết và hàm lượng phù hợp từ bác sĩ.