Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị sùi mào gà

Sùi mào gà là căn bệnh có tỷ lệ lây lan rất cao và khó chữa trị, nếu chẳng may sử dụng không đúng thuốc, không đúng liều lượng sẽ làm cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Khi đó, điều trị bệnh cũng phức tạp hơn, từ đó cũng tốn kém hơn rất nhiều. Hơn nữa, bạn còn có thể gặp phải những nguy cơ nguy hiểm hơn.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị sùi mào gà Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị sùi mào gà

HoiBenh tổng hợp cho bạn những lưu ý khi điều trị sùi mào gà dưới đây sẽ giúp cho quá trình chữa trị đạt kết quả tốt, đồng thời hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra...

Bệnh sùi mào gà là gì?

Các chuyên gia cho biết, sùi mào gà là bệnh được gây nên bởi virus HPV. Virus này thường lây nhiễm chủ yếu qua một số con đường như: Quan hệ tình dục dưới mọi hình thức không dùng biện pháp an toàn; Lây qua những tiếp xúc trực tiếp giữa vết thương hở, niêm mạc với sùi mào gà trên da người bệnh; Dùng chung đồ dùng cá nhân, dùng chung khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, bồn tắm... với người bị bệnh, cũng khiến bạn bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà; Người mẹ bị sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm cho con qua đường sinh đẻ tự nhiên; Ngoài ra, những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém cũng dễ dàng bị sùi mào gà.

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-dieu-tri-sui-mao-ga-body-1

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà

Ban đầu trên da, niêm mạc của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt gai nhú đơn lẻ. Những nốt gai nhú này thường có màu hồng nhạt, nhỏ li ti như hạt gạo, không đau không ngứa, sờ vào thô ráp như mẩu thịt thừa. Những gai nhú này thường mọc ở: mép âm đạo, âm hộ của nữ giới; bìu, thân dương vật, quy đầu, rãnh quy đầu của nam giới. Ngoài ra, các gai nhú đơn lẻ cũng có thể mọc ở trên vùng da ở bẹn, vùng da tay, chân hoặc má, miệng, tai... bất kể vùng da nào có tiếp xúc với virus HPV đều có thể xuất hiện gai nhú của sùi mào gà.

Sau một thời gian, các gai nhú đơn lẻ này sẽ phát triển, lan rộng ra thành từng chùm trông giống hệt như mào con gà hoặc hoa lơ và được gọi là sùi mào gà. Sùi mào gà thường có màu hồng đỏ, bề mặt thô ráp, không đau, không ngứa nhưng lại rất dễ bị vỡ, chảy nước, chảy mủ và dễ bị viêm nhiễm. Khi dùng hai ngón tay ấn nhẹ vào nốt sùi thì thấy có mủ chảy ra.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị sùi mào gà

Sùi mào gà có nhiều gia đoạn và thường ở giai đoạn bệnh còn nhẹ có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

Chấm dung dịch (Axid trichloaxetic 80-90%): Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.

Hoặc bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25% theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Chú ý: podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Chấm mỗi tuần một lần và phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da).

Và đó là các thuốc nào thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như chỉ định của bác sỹ, có thể là thuốc uống hoặc bôi. Các thuốc thường hay được sử dụng nhiều nhất đó là acid trichloaxetich, podophyllotoxine... đây là các dung dịch dùng để bôi trực tiếp lên các nốt sùi sao cho chúng chuyền từ màu đỏ sang màu trắng thì dừng lại.

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-dieu-tri-sui-mao-ga-body-2

Nguyên tắc dùng thuốc bôi ngoài điều trị sùi mào gà

Không được vội vàng, chỉ cần có cảm giác khó chịu là phải ngưng thuốc để quan sát, lần sau sử dụng nên dùng một lượng thuốc ít hơn; trong quá trình điều trị sùi mào gà nếu xuất hiện một số tác dụng phụ, chỉ cần ngừng dùng thuốc quan sát kịp thời, sẽ không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Lựa chọn thuốc phải có tính ôn hòa, không có tính ăn mòn da là điều căn bản đầu tiên, trong quá trình điều trị nên chú ý những nguyên tắc sau.

Nguyên tắc dùng thuốc ở vùng âm đạo, hậu môn thì dùng một lượng nhỏ, bôi nhiều lần, thời gian lành vết thương khoảng 2 ngày, không có ảnh hưởng gì xấu cả. Nhưng nếu điều trị vội vàng, dùng một lượng thuốc lớn, thì có thể có những tác dụng phụ nhất định. Khi lấy được nhân nhìn thấy có chút máu, hoặc có cảm giác khó chịu khác, thì cần giảm lượng thuốc.

Khi điều trị cần theo từng bước, không được tự ý tăng lượng thuốc. Có một số bệnh nhân do quá nóng vội, mong sớm thoát khỏi được sùi mào gà. Sau khi dùng thuốc khoảng 1,2 ngày cảm thấy không có phản ứng gì, thế là tăng lượng thuốc lên, kết quả là không lâu sau xuất hiện tác dụng phụ như: phù nước, đau. Nếu dùng thuốc đúng liều thì không thể có những hiện tượng này.

Dùng thuốc bôi ngoài điều trị sùi mào gà có một quy luật nhất định, thông thường hai ngày sau lần bôi đầu tiên, hầu như không thấy có bất kỳ triệu chứng gì, có người sau 4 ngày đều không có chuyển biến, không có hiện tượng phát trắng, hay đỏ, hay đen gì cũng không có cảm giác bất thường gì. Dường như thuốc không có tác dụng, nhưng cũng có thể thêm 1, 2 ngày nữa, là có thể chuyển trắng hoặc đen. Hơn nữa có một cảm giác hơi khó chịu (nếu dùng một lượng thuốc lớn, lúc đó có thể có cảm giác đau, khó chịu.) Sau đó sùi có thể dần thu lại và mất đi; điều trị viêm nhiễm lâm sàng gần như cũng là cả một quá trình như vậy, vì thế trong quá trình sử dụng tuyệt đối không được vội vàng, không được mất lòng tin, chỉ cần chẩn đoán chính xác là sùi mào gà, thuốc cũng có thể loại bỏ được sùi mào gà.

Đối với những bệnh nhân da mẫn cảm và hẹp bao quy đầu, chỉ cần bôi một lượng thuốc phù hợp, khi mới bắt đầu dùng có thể bôi mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần một ít, dần dần tăng số lần bôi và lượng thuốc lên. Nếu xuất hiện cảm giác khó chịu phải ngưng dùng thuốc để quan sát ngay, nếu phản ứng phụ không rõ ràng, có thể tiếp tục sử dụng nhưng lượng thuốc ít hơn, nếu tác dụng phụ rõ rệt, hôm sau bị phù nước hoặc đau thì phải dừng thuốc khoảng 3 ngày để quan sát. Sau 3 ngày tiếp tục bôi với lượng thuốc ít hơn, đối với bệnh nhân da mẫn cảm, sau khi giảm lượng thuốc có thể có hiệu quả như người bình thường, bệnh nhân bao quy đầu dài cũng vậy.

Xem thêm:

  • Bệnh sùi mào gà phát triển nhanh không?
  • Bệnh sùi mào gà có tự hết không?