Nhưng lưu ý đặc biệt cần nhớ với phụ nữ bị vỡ tử cung khi mang thai

Trong những bệnh mà thai phụ có thể gặp trong thời kỳ mang thai như tiền sản giật, băng huyết, vỡ tử cung... thì vỡ tử cung được xếp vào hàng những bệnh tai biến nặng nhất. Ước tính tỷ lệ tử vong do vỡ tử cung trên thế giới hiện nay là khoảng 43% và ở Việt Nam là 25-50%. Hàng năm, có khoảng 10 ca tử vong người mẹ do vỡ tử cung – một con số khá lớn.

Nhưng lưu ý đặc biệt cần nhớ với phụ nữ bị vỡ tử cung khi mang thai Nhưng lưu ý đặc biệt cần nhớ với phụ nữ bị vỡ tử cung khi mang thai

Trong những bệnh mà thai phụ có thể gặp trong thời kỳ mang thai như tiền sản giật, băng huyết, vỡ tử cung... thì vỡ tử cung được xếp vào hàng những bệnh tai biến nặng nhất. Ước tính tỷ lệ tử vong do vỡ tử cung trên thế giới hiện nay là khoảng 43% và ở Việt Nam là 25-50%. Hàng năm, có khoảng 10 ca tử vong người mẹ do vỡ tử cung – một con số khá lớn.

Nguyên nhân vỡ tử cung

Biến chứng vỡ tử cung có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, nhất là có mổ sinh cũ, vết mổ bị nứt ra. Hiện nay có tới 10-40% các ca sinh là sinh mổ từ các thành phố đến các bệnh viện tỉnh.

Vết mổ cũ bị nứt có thể xảy ra từ rất sớm hoặc khi thai phụ gần chuyển dạ. Một trong những nguyên nhân chuyển dạ đó là do nứt tử cung. Có nhiều trường hợp mặc dù đã mổ bụng lần hai nhưng vẫn không nhìn thấy vết sẹo cũ, mà chỉ khi được nhuộm đặc biệt (gieson) và soi qua kính hiển vi, vết mổ cũ mới xuất hiện với trạng thái bị co nhúm lại. Ở đó có sự tăng sinh của các tổ chức liên kết (connective tissue) thay các thớ tử cung nên mất độ co dãn.

Tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến vỡ tử cung đó là vết mổ cũ bị mỏng đi so với trước khi mổ lần sau và tổ chức quanh vết mổ là tổ chức liên kết xơ hóa, không co dãn được, đến đến tử cung bị vỡ khi co bóp. Có lẽ vì vậy nên hiện nay, một số bệnh viên đã đổi mới cách mổ lấy thai, thay vì rạch dọc thân tử cung như trước đây, các bác sĩ sẽ chỉ rạch ở đoạn dưới của tử cung, hạn chế tối đa nguy cơ nứt, vỡ tử cung của bệnh nhân mổ sinh cũ.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về vỡ tử cung khi mang thai do vết mổ
vicare.vn-nhung-luu-y-dac-biet-can-nho-voi-benh-nhan-bi-vo-tu-cung-khi-mang-thai-body-1

Dấu hiệu nhận biết vỡ tử cung

Trước giai đoạn vỡ tử cung bao giờ cũng có giai đoạn dọa vỡ tử cung. Gian đoạn này nếu được xử trí kịp thời sẽ tăng khả năng cứu được cả mẹ và con.

Giai đoạn dọa vỡ tử cung

Trong giai đoạn này, thai phụ có nguy cơ vỡ tử cung sẽ có những dấu hiệu như sau:

- Thai phụ đau dồn dập, quằn quại, mệt mỏi.

- Nhìn thấy rõ 2 khối bị thắt ở giữa như hình quả bầu. Khối dưới là đoạn dưới bị kéo dài (có khi lên tới rốn), rất mỏng và đẩy khối thân tử cung lên cao. Chỗ thắt nằm ở giữa vòng Bandl, khi vòng Bandl sắp vỡ thì khối thân tử cung càng bị đẩy lên cao rõ rệt.

- Cơn đau tử cung kéo đến nhanh, mạnh và dồn dập

- Tim thai đập không đều, lúc nhanh lúc chậm.

- Thăm âm đạo để phát hiện các ca đẻ khó, từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời.

Giai đoạn vỡ tử cung

- Khi tử cung bị vỡ, thai phụ sẽ đột nhiên đau nhói lên ở chỗ bị vỡ, sau đó bắt đầu dịu bớt đi

- Ra máu ở âm đạo. Tùy người mà ra máu nhiều hoặc ít.

- Nếu thai phụ bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng choáng váng, da nhợt nhạt, mắt trắng bệch, người vã mồ hôi nhưng tay chân lạnh, mạch đập nhanh, huyết áp tụt.

- Nhìn vào thấy mất dấu hiệu vòng Bandl

- Sờ vào chỗ tử cung bị vỡ thì thai phụ sẽ bị đau nhói lên, cơ bụng phản ứng mạnh. Nếu sau khi vỡ tử cung, thai bị đẩy vào trong ổ bụng thì sờ vào sẽ thấy các phần của thai nhi lổn nhổn ở dưới da bụng.

- Không thấy tim thai hoặc có dấu hiệu suy thai trong trường hợp nứt một đoạn sẹo mổ ở đoạn dưới.

- Máu từ âm đạo chảy ra, ngôi thai bị đẩy lên cao dễ dàng nếu thai nằm trong ổ bụng.

- Sonde nước tiểu thấy có màu đỏ nhạt, dấu hiệu của vỡ bàng quang.
vicare.vn-nhung-luu-y-dac-biet-can-nho-voi-benh-nhan-bi-vo-tu-cung-khi-mang-thai-body-2

Các cách ngăn chặn và điều trị khi bị vỡ tử cung.

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ bé, cần phải luôn có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời đối với những bệnh nhân bị vỡ tử cung. Cần lưu ý:

- Cảnh giác cao đối với những bệnh nhân có tiền sử sinh phải can thiệp.

- Với những người mẹ lớn tuổi (>35 tuổi), đã sinh nhiều lần (>3), trường hợp nghi thai to từng phần hay toàn phần, đều phải kiểm tra chặt chẽ và có những phương pháp điều trị đặc biệt trước và sau sinh.

- Kiểm tra tình trạng thai sản bằng cách chụp X-quang để xác định.

- Đối với những vết nứt tử cung phức tạp, đã có từ lâu, cách điều trị an toàn nhất là cắt tử cung. Chỉ khâu lại vết rách khi nhìn vết thương gọn và được xác định rõ ràng, nhất là đối với những người mẹ vẫn còn muốn sinh tiếp.

- Tất cả các loại mổ vỡ tử cung đều phải vừa hồi sức vừa mổ

- Hồi sức chống choáng bằng cách khôi phục lượng máu đã mất, truyền dịch, điện giải, trợ tim trước, trong và sau khi mổ.

- Để đảm bảo sức khỏe sau khi mổ, thai phụ cần được cho dùng kháng sinh liều cao. Cần kết hợp giữa chăm sóc hậu sản và sử dụng kháng sinh để giúp cho sức khỏe của người mẹ sớm hồi phục.
>>> Xem thêm: Thai ngoài tử cung vỡ ảnh hưởng như thế nào và cách xử lý?