Những điều mẹ cần biết về tăng cân khi mang thai

Tăng cân khi mang thai là một việc mà bắt buộc mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Việc tăng cân nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ thể, chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy tăng cân như thế nào thì hợp lý? Phải làm sao khi mẹ tăng cân quá nhiều hoặc quá ít?

Những điều mẹ cần biết về tăng cân khi mang thai Những điều mẹ cần biết về tăng cân khi mang thai

Tăng cân khi mang thai là một việc mà bắt buộc mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Việc tăng cân nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ thể, chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy tăng cân như thế nào thì hợp lý? Phải làm sao khi mẹ tăng cân quá nhiều hoặc quá ít? Bài viết của HoiBenh dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1. Tầm quan trọng của tăng cân khi mang thai

Theo tiến sỹ, bác sỹ Huỳnh Thị Thu Thủy – PGĐ Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM: Việc tăng cân khi mang thai là rất quan trọng bởi đó là dấu hiệu cho thấy bà bầu khỏe mạnh. Việc tăng cân của thai phụ có liên quan trực tiếp đến cân nặng cũng như sự phát triển của bé. Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt. Nếu nếu thai phụ tăng cân quá nhiều thì đó có thể là nguy cơ bệnh tiểu đường, cao huyết áp, khó sinh... Nếu mẹ tăng cân quá ít thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, có nguy cơ sinh non...
vicare.vn-nhung-dieu-me-can-biet-ve-tang-can-khi-mang-thai-body-1

2. Thế nào là tăng cân hợp lý trong thai kỳ?

Đối với một người bình thường có cân nặng khoảng 45 - 65kg thì sẽ tăng khoảng 10 - 12kg trong một thai kỳ là hợp lý. Tùy từng giai đoạn mà mẹ bầu sẽ tăng các mức cân khác nhau. Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu thường sẽ bị sụt một ít cân hoặc tăng rất ít (chỉ khoảng 1kg), trong 3 tháng sau, mẹ bầu tăng khoảng 2 – 2,5kg trong một tháng. 3 tháng cuối là thời gian thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất và hoàn thiện cơ thể, do đó mẹ sẽ tăng khoảng 2,8kg mỗi tháng.

Theo Ủy ban đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong thời gian mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ năm 1990, để biết cân nặng hợp lý của mẹ khi mang thai, người ta sẽ dựa vào tỷ số trọng khối cơ thể (BMI) trước lúc có thai. Tỷ số này được tính bằng công thức:

BMI = Trọng lượng cơ thể/(chiều cao x chiều cao).

Nếu BMI < 19,8: mẹ nên tăng từ 12,8 đến 18 kg trong suốt thai kỳ.

Nếu BMI giao động từ 19,8 đến 26: mẹ nên tăng 11,5 đến 16kg.

Nếu BMI giao động từ 26 đến 29: mẹ nên tăng 7–11kg.

Nếu BMI > 29: mẹ nên tăng trên 6kg trong thai kỳ.

Nếu mẹ mang đa thai thì nên tăng 16 – 20kg trong thời kỳ mang thai.
vicare.vn-nhung-dieu-me-can-biet-ve-tang-can-khi-mang-thai-body-2

3. Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Nếu như mẹ bầu tăng cân khi mang thai quá nhiều hoặc quá ít, thì đó cũng là điều không tốt và mẹ cần phải điều chỉnh trọng lượng của mình. Một trong những phương pháp hiệu quả và tác động trực tiếp nhất đó là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình.

Những thực phẩm cần được bổ sung trong thời gian thai kỳ đó là:

- Protein giúp xây dựng cơ thể có trong thịt, cá, trứng, sữa...

- Lipit (chất béo) tham gia vào việc hình thành não của trẻ, có trong: cá thu, cá hồi, hạt hướng dương...

- Vitamin A giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, có trong thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại rau củ có màu xanh thẫm như: rau muống, rau cải, củ dền, cà rốt hoặc các loại trái cây có màu đỏ như: đu đủ, cà chua, gấc...

- Vitamin D và canxi cho giúp phát triển xương cho cả mẹ và bé. Canxi và vitamin D có trong các thực phẩm như: cá, tôm, cua...

- Sắt đóng vai trò trữ oxy trong hồng cầu, rất tốt cho quá trính phát triển trí não ở bé. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như thịt bò, cá, trứng, trái cây...

Chất sắt cũng không thể thiếu trong quá trình mang thai vì nếu thiếu sắt sẽ gây tình trạng thiếu máu cho người mẹ và chất sắt đóng vai trò trong việc trữ thêm oxy trong hồng cầu của bạn và cho sự phát triển trí não của bé, chất sắt có trong các loại thực phẩm như: thịt bò, cá, trứng, trái cây sấy, bánh mì và các loại rau xanh...

Nên hạn chế các loại thức ăn nhiều đường, nhiều chất béo, các món chiên xào, thức ăn đóng hộp. Thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể để tránh tình trạng chán ăn hoặc thèm ăn. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ có thêm các món ăn nhẹ bên cạnh mình.