Những điều mẹ cần biết về bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu, dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Viêm họng là một bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng các mẹ cần hiểu để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, nhanh khỏi, giúp bé khỏe mạnh mau lớn và không để lại các biến chứng sau này cho trẻ như viêm phổi, viêm amidan mãn tính, ho hen...

Những điều mẹ cần biết về bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh Những điều mẹ cần biết về bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu, dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Viêm họng là một bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng các mẹ cần hiểu để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, nhanh khỏi, giúp bé khỏe mạnh mau lớn và không để lại các biến chứng sau này cho trẻ như viêm phổi, viêm amidan mãn tính, ho hen...

1. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ sơ sinh

- Cúm: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng là cúm. Khi bé bị cúm sẽ thường có các triệu chứng viêm họng đi kèm với chảy nước mũi, ho khan, ăn mất ngon miệng. Thậm chí bé còn có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.

- Nhiễm virus: Bé cũng có thể bị viêm họng nếu bị nhiễm virus. Các loại virus này có thể lây qua bàn tay, bàn chân hoặc miệng của bé. Nếu con bị viêm họng do nhiễm virus mẹ sẽ thấy bé có kèm các triệu chứng sau:

  • Các đốm đỏ xuất hiện xung quanh miệng bé.
  • Bàn tay và bàn chân phát ban hoặc mông và các bộ phận khác.
  • Bé bỏ ăn, không cảm thấy ngon miệng.

- Herpangina: Một nguyên nhân phổ biến khác gây đau họng là một bệnh truyền nhiễm được gọi là Herpangina. Trong trường hợp đau họng do Herpangina gây ra, bé sẽ có các triệu chứng phổ biến sau:

  • Những chấm xám và trắng xuất hiện bên trong và xung quanh miệng của bé.
  • Sốt cao
  • Tiêu chảy
  • Ăn mất ngon

- Dị ứng bụi: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt để tránh các tác nhân gây dị ứng như bụi, bột, gia vị... Dị ứng cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra viêm họng ở trẻ sơ sinh.
vicare.vn-nhung-dieu-me-can-biet-ve-benh-viem-hong-o-tre-so-sinh-body-1

2. Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh

Để giúp mẹ nhận biết được việc bé bị viêm họng, sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng đau họng phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Bé khóc nhiều đặc biệt khi đang ăn

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là khóc quá nhiều trong khi bé đang được cho bú. Con cảm thấy khó chịu và đau không chỉ trong khi nuốt thức ăn mà ngay cả khi nuốt nước bọt.

Cổ họng sưng đỏ

Khi bé bị viêm họng thì cổ họng của bé sẽ thường bị sưng đỏ. Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào miệng của bé để xem khám. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé đến bác sĩ để khám thay vì cố gắng tự xem họng cho con.

Bé bực bội và bồn chồn

Khi bé bị viêm họng sẽ thường cảm thấy khó chịu và bực tức. Tuy nhiên, cũng có nhiều lí do khiến bé không thoải mái như buồn ngủ, đói hoặc bị bệnh khác.

Sốt

Trong đa số các trường hợp, ngay cả ở người lớn, viêm họng thường dẫn đến sốt. Ba mẹ cần theo dõi bé cẩn thận vì sốt có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nôn mửa và tiêu chảy

Do hệ miễn dịch yếu yếu viêm họng có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Ho

Ho thường xuyên là dấu hiệu và triệu chứng đau họng ở trẻ sơ sinh. Bé có thể ho khan hoặc ho có đờm tùy theo tình trạng viêm họng.

vicare.vn-nhung-dieu-me-can-biet-ve-benh-viem-hong-o-tre-so-sinh-body-2

3. Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ?

Mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sốt. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ nghiêm trọng là 38 độ C, với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi là 38,3 độ và với trẻ trên 6 tháng tuổi là sốt trên 39 độ

Nếu bị đau ở khoang miệng một cách bất thường. Cổ học sưng ( tấy ) đỏ, bé không mở được miệng to, hơi thể khó, kém bú kém ăn, quấy khóc liên tục. Trong trường hợp này bố mẹ không nên chủ quan vì rất có thể bé đã không may nuốt phải dị vật. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viên ngay.

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn cổ họng đến mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì. Đây là một trường hợp hiếm gặp. Bé sẽ gặp phải các triệu chứng và biểu hiện dễ dàng nhận biết như khó thở, sốt cao và chảy nước dãi liên tục. Lúc này cha mẹ không nên phải cố ép bé mở to miệng để kiểm tra, hay khi thấy trẻ không ăn thì ép ăn nặng nề hơn càng không tự ý mua kháng sinh cho bé uống mà hãy mau chóng đưa bé tới bệnh viện

Bệnh viêm họng trẻ em có cơ chế tự khỏi trong vòng vài ngày đến một tuần. Vì hệ miễn dịch của trẻ có thể “chiến đấu” được. Nếu dùng thuốc kháng sinh, bé có thể khỏi rất nhanh. Tuy nhiên như vậy sẽ không tạo điều kiện để hệ miễn dịch ở trẻ phát triển. Tóm lại, trước khi dùng kháng sinh cho trẻ, phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bác sĩ kê đơn, trẻ cần được uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng.

4. Cách chữa trị viêm họng ở trẻ sơ sinh

Đối với bất cứ trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm họng nào mẹ cũng cần phải tìm ra nguyên nhân khiến bé đau họng để có cách chữa trị phù hợp.

Khi con bị viêm họng, mẹ cần giữ cho phòng sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ vừa phải. Các tác nhân gây dị ứng cần được loại bỏ hoàn toàn. Mẹ cần cho bé tránh xa các nơi đông đúc, để tránh con bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus khác.

Đồng thời mẹ nên chia nhỏ số lần bú sữa, cho bú nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ nước cho bé. Hơn nữa sữa mẹ có chất kháng thể sẽ giúp con mau chóng lành bệnh và khỏe mạnh.

Cơn đau sẽ khiến bé quấy khóc liên tục dẫn đến việc cạn kiệt sức lực. Vì vậy mẹ hãy cố gắng cho bé nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu con bị sốt nhẹ thì mẹ cần tìm cách hạ sốt cho con bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người đặc biệt là vùng bẹn và nách.

vicare.vn-nhung-dieu-me-can-biet-ve-benh-viem-hong-o-tre-so-sinh-body-3

5. Phòng tránh viêm họng cho trẻ sơ sinh

Để phòng viêm họng cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần:

– Giữ phòng sinh hoạt và phòng ngủ của bé thông thoáng, sạch sẽ. Khi trời lạnh nên cho bé mặc quần áo dày nhưng không quá bó để bé không cảm thấy khó chịu và quấy khóc.

– Hạn chế cho bé tiếp xúc với những nguồn lây nhiễm bệnh xung quanh bằng cách rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi vui chơi.

– Bổ sung nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ, protein và các vitamin cần thiết như A, B, E, D và đặc biệt là C để tăng cường đề kháng cho bé.

– Làm vệ sinh tai mũi họng thường xuyên và sạch sẽ cho trẻ, tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước ngay từ khi còn bé.

– Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ liên tục trong 6 tháng đầu, sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn được xem là loại kháng sinh giúp trẻ phòng tránh nhiều loại bệnh tật.