Những điều cần làm khi bị động thai
Động thai là hiện tượng khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Đây là dấu hiệu báo trước của hiện tượng sảy thai.
Những điều cần làm khi bị động thai
Động thai thường xảy ra ở những tuần lễ đầu của thai kỳ.
Nguyên nhân gây ra động thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai, có thể kể đến như:
- Trứng đã thụ tinh bị teo lại
- Thai trùm
- Bệnh về máu
- Bệnh phụ khoa (viêm nhiễm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường)
- Thể chất
- Khí huyết của thai phụ bị suy nhược
- Làm việc quá sức
- Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Ngoài ra, thai nhi phát triển không tốt cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.
Dấu hiệu nhận biết động thai
Khi bà bầu thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng. Lưu ý, khi thường xuyên bị đau bụng ở 3 tháng đầu thai kỳ thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu bất thường như: có cảm giác đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo... thì bạn nên nghĩ đến hiện tượng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
Thực tế, hầu hết đa số bà bầu không hiểu về sự khác biệt giữa động thai và sảy thai. Hai hiện tượng này hoàn toàn khác nhau. Khi bị động thai, bà bầu sẽ có biểu hiện bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn an toàn trong buồng tử cung; cổ tử cung đóng kín hoặc mở ra nhưng không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Còn sảy thai, tình trạng xuất huyết âm đạo sẽ nặng hơn, cơn đau bụng cũng dữ dội hơn. Và lúc này, thai nhi đã bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Kể cả khi hết đau bụng, máu vẫn có thể tiếp tục ra nhiều, nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến băng huyết.
Như vậy, động thai là hiện tượng xảy ra trong quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của động thai có thể được kiểm soát nếu mẹ bầu biết cách xử trí phù hợp để tránh trường hợp hi hữu xảy ra.
Khi bị động thai bà bầu nên làm gì?
- Nếu thấy có biểu hiện của động thai, thai phụ cần phải nghỉ ngơi đầy đủ và uống thuốc an thai theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự ý an thai bằng những bí quyết, phương thuốc không rõ nguồn gốc và không được bác sĩ tư vấn.
- Dù có đau đến thế nào cũng không được xoa bóp bụng.
- Động thai là thời điểm nhạy cảm, bà bầu nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian này. Đồng thời cũng nên tránh việc thăm khám kiểm tra âm đạo để tránh gây kích thích cổ tử cung.
- Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với bà bầu bị động thai. Nên các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không sử dụng chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.
- Không ăn các thực phẩm sống như: rau sống, gỏi cá... dễ gây bệnh tả dẫn đến sảy thai. Một số món ăn từ Đông y có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép...
Mách mẹ bầu cách phòng tránh động thai
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thả lỏng tâm lý. Tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nên chú ý tới các thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, đậu, trứng, sữa,...), giàu chất xơ (hoa quả, rau xanh,...) trong quá trình mang thai.
- Tránh vận động mạnh, kiêng quan hệ tình dục trong những tháng đầu và tháng cuối thai kỳ.
- Chịu khó luyện tập thân thể, vận động nhẹ nhàng để có thai kỳ khỏe mạnh.
- Tránh xa chất kích thích, rượu bia và các thực phẩm có hại cho sự phát triển của thai nhi.
- Khám thai định kỳ để theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ và bé.