Những điều cần biết về mang thai ở tuổi vị thành niên
Bạn có biết những dấu hiệu mang thai ở tuổi vị thành niên không? Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh ở tuổi vị thành niên? Dưới đây là một số điều cần biết về mang thai tuổi vị thành niên.
Những điều cần biết về mang thai ở tuổi vị thành niên
Theo thống kê của chiến dịch phòng tránh thai tuổi vị thành niên ở Mỹ trong năm 2013, tỷ lệ thiếu niên Mỹ từ 15-19 tuổi mang thai là 2,66%. Tỷ lệ này đã giảm liên tục kể từ năm 1991, khi đó tỷ lệ thiếu niên mang thai ở độ tuổi tương tự là 11,7%.
Tuy nhiên tỷ lệ thiếu niên phá thai cũng cao. Trong năm 2010, theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên là 3,34%, trong khi năm 1991 là 6,18%. Con số này giảm mạnh kể từ năm 1946-2003. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở Mỹ vẫn còn cao hơn so với các nước phát triển khác 9 lần.Những dấu hiệu mang thai tuổi vị thành niên
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thai kỳ là chậm từ từ 1 đến nhiều kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên điều này đôi khi khó xác định vì các em gái tuổi vị thành niên thường có kinh nguyệt không đều hoặc do chế độ ăn kiêng quá mức, tập thể dục hay chán ăn.
Các dấu hiệu mang thai bao gồm:
- Chậm kinh nguyệt
- Buồn nôn hoặc ói mửa được gọi là ốm nghén
- Bỗng nhiên ác cảm với một số loại đồ ăn, đặc biệt là các loại thịt, thực phẩm chiên
- Núm vú và ngực đau
- Mệt mỏi bất thường
- Đi tiểu thường xuyên
- Thay đổi tâm trạng liên tục.Rủi ro khi mang thai ở tuổi vị thành niên
Thiếu chăm sóc trước khi sinh
Thiếu nữ đang mang thai nếu không có sự hỗ trợ từ cha mẹ sẽ có nguy cơ không nhận được chăm sóc đầy đủ trước khi sinh. Chăm sóc trước khi sinh là rất quan trọng, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Huyết áp cao
Thiếu niên mang thai có nguy cơ cao bị huyết áp cao so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20 hoặc 30 tuổi. Họ cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Đây là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm kết hợp huyết áp cao, dư thừa protein trong nước tiểu, sưng bàn tay và khuôn mặt của người mẹ và tổn thương nội tạng.
Sinh non
Thai kỳ đủ thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần. Một em bé sinh ra trước 37 tuần gọi là sinh non hoặc "bé sinh thiếu tháng". Em bé được sinh racó nguy cơ cao mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, ảnh hưởng nhận thức và các vấn đề khác.
Trầm cảm sau sinh
Thiếu niên mang thai có thể có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Người mẹ sẽ cảm thấy xuống tinh thần và buồn trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Trầm cảm có thể gây trở ngại cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh và sức khỏe của người mẹ.
Làm thế nào để giảm rủi ro khi mang thai tuổi vị thành niên?
- Đi khám thai sớm: Hãy đi khám bác sĩ ngay sau khi bạn nghĩ rằng bạn có thể có thai.
- Tránh xa rượu, ma túy và thuốc lá: Vì nó sẽ làm tổn hại đến bào thai đang lớn và ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người mẹ.
- Uống vitamin trước khi sinh với ít nhất 0,4 mg axit folic mỗi ngày để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.Theo WebMD