Những điều cần biết về bệnh viêm xoang mãn tính
Ngày nay cuộc sống con người ngày càng phát triển, kéo theo đó là chế độ ăn uống và sinh hoạt không ổn định. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến con người có nguy cơ gặp phải nhiều bệnh lý; trong đó có chứng bệnh viêm xoang mãn tính. Theo thống kê của viện dịch tễ học Việt Nam, vào năm 2013 số người bị viêm xoang mũi mãn tính chiếm tỉ lệ khoảng 2 đến 5% dân số; tương đương với...
Những điều cần biết về bệnh viêm xoang mãn tính
Ngày nay cuộc sống con người ngày càng phát triển, kéo theo đó là chế độ ăn uống và sinh hoạt không ổn định. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến con người có nguy cơ gặp phải nhiều bệnh lý; trong đó có chứng bệnh viêm xoang mãn tính. Theo thống kê của viện dịch tễ học Việt Nam, vào năm 2013 số người bị viêm xoang mũi mãn tính chiếm tỉ lệ khoảng 2 đến 5% dân số; tương đương với khoảng xấp xỉ 3 đến 4 triệu người mắc bệnh này. Đây là chứng bệnh rất hay dễ mắc phải ở mọi đối tượng; đặc biệt là vào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô thất thường; căn bệnh này lại liên tục hoành hành gây cản trở lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Vậy viêm xoang mạn tính là gì? Triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị ra sao? Đây dường như là hầu hết các câu hỏi xoay quanh chứng bệnh này. Hãy cùng HoiBenh tìm lời giải đáp cho bệnh lý này ngay sau đây.
Viêm xoang mạn tính là gì?
Viêm xoang mạn tính được biết là tình trạng các khoang trong hốc xoang bị viêm nhiễm và phù nề. Trong các xoang này, dịch nhầy tích tụ nhiều, không thoát ra được khiến việc thở bằng mũi trở nên vô cùng khó khăn. Viêm xoang mạn tính có thể xuất hiện sau khi viêm xoang cấp tính không điều trị hoặc điều trị không , trường hợp viêm xoang cấp tái đi tái lại nhiều lần cũng được coi là viêm xoang mạn tính. Việc thở bằng mũi là điều khó khăn đối với người viêm xoang mạn. Viêm xoang mạn thường xuất hiện ở các tuổi thanh niên và trung niên.
Một số viêm xoang mạn tính điển hình (Theo Y học luận trị)
1. Viêm xoang hàm mạn tính
Có thể phát tác đơn độc hoặc kèm theo viêm xoang sàng và cả xoang trán tạo thành kiểu viêm đa xoang. Nhiều người không cảm thấy đau xoang mà chỉ thấy nhức đầu hay nhức vùng má. Trường hợp viêm xoang do răng có bệnh thì chỉ viêm một chỗ nào đó tại khu vực xương hàm, thường thấy mũi chảy mủ và mùi rất thối. Viêm xoang hàm mạn tính thường kèm theo viêm xoang sàng trước, mủ tiết ra chảy xuống một bên mũi hoặc chảy xuống họng.
2. Viêm xoang sàng mạn tính
Thường liên kết với một vài loại viêm xoang khác nên rất khó chẩn đoán riêng rẻ khi xảy ra cơn đau. Có thể bệnh xoang chỉ gây phù nề, không tạo mủ, nhưng vẫn gây nhức đầu, đau nặng vùng trán sau ổ mắt hoặc trên mắt.
3. Viêm xoang trán mạn tính
Tình trạng bệnh này không nhiều, nhưng nếu có thì rất nặng, có thể gây biến chứng sọ não. Gây chảy mủ một bên mũi và đau đầu, nặng đầu với nhiều mức độ khác nhau. Chụp X-rays cho thấy các xoang trán-mũi, mũi-cằm phát triển, bị viêm, niêm mạc dày.
4. Viêm xoang sàng sau mạn tính
Gồm viêm xoang bướm và viêm xoang sàng sau; biến chuyển âm ỉ với hiện tượng chảy mủ phía sau họng. Nghẹt mũi với nhiều mức độ khác nhau, nếu xoang đọng mủ thì đau đầu dữ dội từ đỉnh đầu xuyên xuống tới gáy. Một số trường hợp viêm xoang chỉ đau nhẹ dễ bỏ qua, khi chụp X-rays mới thấy viêm.
5. Viêm xoang mạn tính ở trẻ em
Thường là viêm xoang hàm, viêm xoang hàm-sàng do xoang phát triển chậm. Thường xảy ra với trẻ em trên 5 tuổi, viêm cả 2 bên xoang, khó trị và không chịu tác dụng của thuốc. Triệu chứng rất đa dạng như: nghẹt mũi, mũi chảy ra mủ đặc hoặc chảy xuống họng. Dịch mủ chảy vào họng, nuốt đi hay hít vào gây viêm phế quản, viêm dạ dày ruột non, ho từng cơn, khó thở như suyễn. Các triệu chứng này nhẹ vào mùa hè nhưng tái phát nặng vào mùa thu, đông.
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
Có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mạn tính, đó là:
Nguyên nhân tại chỗ
- Các khối u nhỏ trong xoang hay khoang mũi: giống như những hòn đá, tảng đá chắn ngang đường, chúng có thể làm hẹp lối lưu thông của dịch, khiến dịch bị tắc nghẽn và ứ lại.
- Dị ứng: những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt với các tác nhân xâm nhập đường hô hấp: bụi, phấn hoa, lông súc vật... thường dễ bị viêm xoang . Do phản ứng dị ứng gây phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch trong xoang.
- Vẹo vách ngăn mũi: gây hạn chế hoặc chặn lỗi đi của dịch từ xoang xuống, ảnh hưởng đến dẫn lưu và gây nên viêm xoang.
- Viêm đường hô hấp trên: viêm họng, viêm mũi... Khi đó các niêm mạc vùng mũi, họng phù nề, tăng tiết dịch khiến cho dịch từ trên xoang xuống bị mất đầu ra nên ứ lại. Các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm,... cũng có thể xâm nhập lên trên xoang và gây nhiễm trùng.
- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
Nguyên nhân toàn thân
- Cơ thể suy nhược sức chịu đựng kém
- Rối loạn chuyển hoá can xi, photpho - Rối loạn chuyển hoá nước - Rối loạn vận mạch, nội tiết
- Bệnh mãn tính như lao, tiểu đường, viêm phế quản mạn, viêm thận
- Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản GERD (Gastro Esophageal Reflux Disease), khiến các dịch vị axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, họng, thanh quản gây ra viêm nhiễm vùng mũi họng trong đó có viêm xoang.
Nguyên nhân khác
- Chấn thương do tác động ngoại lực như nhảy cầu, bị tai nạn, vật cứng đập vào mũi...
- Sự thay đổi thời tiết và áp suất không khí
- Làm việc trong môi trường khói bụi độc hại lâu ngày
- Chấn thương vùng hàm mặt: gây vỡ xoang, vỡ xương, chảy máu vừa làm tăng lượng dịch trong xoang vừa cản trở lối đi của dịch, nhất là máu đông, vón cục có thể bít tắc lỗ thông của xoang.
Các triệu chứng của viêm xoang mãn tính
Các triệu chứng của viêm xoang mãn tính cũng tương tự như viêm xoang cấp, nhưng chúng kéo dài hơn (trên 8 tuần) hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng thường gặp trong gia đoạn này là:
- Chảy mũi: thường ở cả hai bên, dịch mủ đặc, màu xanh hoặc vàng. Dịch có thể chảy ra mũi phía trước hoặc chảy phía sau xuống họng. Dấu hiệu này thường xảy ra nhiều hơn về sáng.
- Ngạt, tắc mũi: do dịch ứ lại khiến người bệnh không thở được bằng miệng. Thường xảy ra ở cả hai bên mũi, nặng hơn về sáng.
- Đau nhức, sưng vùng quanh mắt, má, mũi hoặc trán. Đau có thể lan đến đỉnh đầu hoặc xuống hàm. Đau nhức thường xuất hiện vào buổi trưa và chiều khiến người bệnh thấy mệt mỏi, ngại suy nghĩ.
- Giảm cảm giác về mùi và hương vị: điều này khiến bệnh nhân ăn kém ngon và gây ra những bất tiện khác trong cuộc sống.
- Các dấu hiệu khác có thể gặp: Đau tai; Đau vùng xương hàm và răng hàm trên; Đau họng; Ho, thường ho nhiều hơn vào ban đêm; Hơi thở hôi (hôi miệng); Mệt mỏi, khó chịu; Buồn nôn
Biến chứng của viêm xoang mạn tính
Viêm xoang mãn tính nếu không được điều trị, để kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng sau:
- Các bệnh đường hô hấp mạn tính: hen suyễn, viêm phế quản mạn tính...
- Giảm thị lực: do gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng trong và xung quanh ổ mắt: viêm tấy ổ mắt, viêm dây thần kinh thị giác... Trường hợp nặng có thể dẫn tới mù lòa.
- Viêm màng não, viêm xoang tĩnh mạch dọc trên, áp xe não... nếu nhiễm trùng lan tới não và tủy sống. Bệnh nhân thấy nhức đầu dữ dội, sốt cao, sợ ánh sáng, buồn nôn, cứng gáy, mết mỏi...
- Chứng phình động mạch hoặc cục máu đông: gây ra khi viêm tắc tĩnh mạch quanh xoang, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu cho não, có thể dẫn tới đột quỵ.
Viêm xoang mạn tính khó khỏi những dễ tái phát nhiều lần
- Nguyên nhân là do cơ địa dị ứng: người mắc bệnh viêm xoang là những người có cơ địa dị ứng tại niêm mạc mũi xoang, cơ địa là đặc tính riêng của mỗi người từ trong gia đình và gen di truyền.
- Các lỗ thông tự nhiên: các lỗ xoang thông với tai, mũi họng là cửa ngõ tự nhiên luôn có sự xâm nhập của vi trùng, vi rút ngay ở điều kiện bình thường- đặc biệt khi bị cảm cúm.
- Lớp lót niêm mạc lót trong xoang rất mỏng, mạch máu nuôi dưỡng kém, xơ hoá, xơ teo, quá sản dạng nhú, dị sản, polip... dẫn tới giảm, mất khả năng tái tạo, phục hồi để tự đề kháng tại chỗ.
Phòng bệnh và cách điều trị viêm xoang mạn tính
1. Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.
2. Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
3. Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.
4. Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.
5. Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau.
6. Những người đã bị viêm xoang mạn tính và cả người bình thường thì hàng ngày nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý và nên đi khám khi có những nghi ngờ, biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Vì nếu làm như vậy sẽ lợi bất cập hại, nghĩa là bệnh không khỏi mà có khi còn tăng lên hoặc gây tai biến rất nguy hiểm.
7. Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần, có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, điếc mũi do thay đổi thời tiết có thể điều trị và dự phòng bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược có tính ấm, tính kháng sinh tự nhiên như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng bệnh viêm mũi viêm xoang (Phủ một khăn tắm lên đầu rồi cúi mặt xuống bát nước nóng có chứa tinh dầu hoặc các loại lá trên, hít hơi nóng bốc lên, vừa giúp bạn giảm đau, vừa giúp tiêu hao chất nhầy).
8. Uống nhiều nước: có thể là nước lọc hay nước trái cây. Đặc biệt bạn có thể uống nước hoa quả chứa nhiều vitamin C, ngoài việc làm loãng chất nhầy và thúc đẩy thoát nước, vitamin C còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe. Tránh các đồ uống có cồn và chứa caffein.
9. Ngoài ra, trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ăn uống đầy đủ các chất, có thể bổ sung các thức ăn chứa nhiều omega 3 như: cá hồi, cá nục... Vitamin C: bưởi, quýt, cam, cà rốt... Các thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành... chứa nhiều chất kháng sinh cũng giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
10. Nếu như tình trạng viêm xoang ngày càng không thể kiểm soát, lời khuyên tốt nhất cho bạn là cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng. Để các bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp, ngăn ngừa các tai biến về sau.