Những điều cần biết khi tiêm chủng cho con?
Tiêm vắcxin giúp con bạn tránh xa được một số loại bệnh tật, tuy nhiên có một số điều bạn cần phải biết khi đưa con đi chủng ngừa. Bác sĩ sẽ kiểm tra nhanh để xem sức khoẻ của con bạn có phù hợp để chủng ngừa hay không.
Những điều cần biết khi tiêm chủng cho con?
Tiêm vắcxin giúp con bạn tránh xa được một số loại bệnh tật, tuy nhiên có một số điều bạn cần phải biết khi đưa con đi chủng ngừa.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra nhanh để xem sức khoẻ của con bạn có phù hợp để chủng ngừa hay không. Có nhiều lý do bác sĩ có thể từ chối chủng ngừa cho trẻ và yêu cầu bạn quay lại sau như trẻ bị sốt, tiêu chảy, dị ứng, hệ miễn dịch suy yếu và mắc một số bệnh khác.
Giữ trẻ khi tiêm chủng: Điều này thường xảy ra khi trẻ còn nhỏ, chúng có thể khó chịu và khóc trong suốt quá trình tiêm chủng. Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn giữ chặt trẻ.
Có nhiều phương pháp chủng ngừa khác nhau như tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp hay uống. Ví dụ: vắcxin ngừa lao (BCG) tiêm trong da ở vai bên trái là quy định chung của chương trình tiêm chủng mở rộng. Vắcxin Sabin ngừa bệnh bại liệt thì uống. Vắcxin bạch hầu-ho gà-uốn ván, viêm gan siêu vi B, thương hàn, viêm màng não do Hib thì tiêm bắp. Các vắcxin sởi, sởi-quai bị-rubella, viêm não Nhật Bản...tiêm dưới da.
Sau khi chủng ngừa, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ở lại từ 10 đến 15 phút để quan sát trẻ. Điều này là để đảm bảo rằng trẻ không bị dị ứng với vắcxin hoặc có phản ứng phụ nào xảy ra. Nếu đứa trẻ có phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi bạn rời khỏi bệnh viện, hãy đưa trẻ trở lại gặp bác sĩ ngay lập tức.
Tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chủng: Trẻ có thể đau hoặc sưng ở vị trí mũi tiêm; sốt nhẹ; buồn nôn và nôn mửa; rối loạn chuyển hoá và tiêu chảy.
Phải làm gì nếu trẻ có phản ứng phụ? Nếu con bạn bị sốt nhẹ, bạn có thể đối phó với nó như bình thường. Nhưng nếu trẻ sốt cao và co giật thì cần phải được theo dõi nghiêm ngặt, bất kỳ vấn đề nào xảy ra cũng phải được thông báo ngay cho bác sĩ.
Theo VOV
Xem thêm:
- 10 cách giảm đau cho trẻ khi đi tiêm chủng
- Tiêm chủng trẻ em hiếm khi kích thích cơn co giật