Những con số nói lên thực trạng của việc nạo phá thai
Những hệ lụy của nạo phá thai đối với xã hội nói chung và sức khỏe cũng như hạnh phúc của người nạo phá thai nói riêng lại rất lớn.
Những con số nói lên thực trạng của việc nạo phá thai
Do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân để dính bầu rồi “tặc lưỡi” đi nạo phá thai. Thủ thuật này dễ dẫn đến thủng tử cung, băng huyết, tổn thương cổ tử cung hoặc âm đạo, tai biến do dùng thuốc gây mê, gây tê. Các tai biến xuất hiện muộn hơn là sót thai, sót nhau, nhiễm khuẩn, chấn thương tâm lý, nhiễm khuẩn gây viêm dính buồng tử cung dẫn đến vô sinh... Dưới đây là những con số "nói" lên thực trạng đáng sợ của tình trạng nạo phá thai hiện nay.
5 - 1.5;">Tổ chức Y Tế Thế Giới đánh giá Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á, và là một trong 5 nước có tỉ lệ phá thai nhiều nhất trên thế giới. Theo số liệu từ Hội nghị sản phụ khoa Việt-Pháp, hiện nay nước ta là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới.
1 - Cứ 1 trẻ em ra đi thì có 1 bào thai bị phá bỏ.
1.000.000 - Ước tính có khoảng 1.000.000 ca nạo phá thai hàng năm tại Việt Nam.
32% - Theo nghiên cứu tại 3 thành phố Hà Nội, Khánh Hoà, Hồ Chí Minh vào năm 2011, có khoảng 32% trong số trên hơn 1.000 phụ nữ cho biết đã từng nạo phá thai.
6,9 triệu phụ nữ tại các nước đang phát triển phải điều trị biến chứng do phá thai không an toàn mỗi năm.
20 triệu - Ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 210 triệu ca thai nghén và khoảng 46 triệu (22%) ca kết thúc bằng phá thai và tính bình quân trên thế giới trong cuộc đời mỗi người phụ nữ đến tuổi 45 đã có ít nhất một lần phá thai. Gần 20 triệu ca trong số này là phá thai không an toàn.
67.000 - Khoảng 13% tỉ lệ tử vong liên quan đến thai nghén là do phá thai không an toàn và con số tử vong khoảng 67.000 ca mỗi năm.
Mặc dù các phương pháp nạo phá thai đến nay đã có những cải tiến lớn, tuy vậy vẫn không tránh được việc phải dùng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung; dùng ống hút bằng kim loại để hút phôi thai và đế cuống rốn; cuối cùng phải dùng muôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, khả năng làm xước tử cung và thậm chí có thể làm thủng cổ tử cung.
Do đó, để không phải là một trong những con số đáng sợ kể trên. Để không phải nằm trên bàn mổ để giết đi một sinh mệnh thay vì chào đón giọt máu của mình trong niềm hạnh phúc thiêng liêng. Và để không phải trải qua nhưng đau đớn và nguy cơ tổn thương khả năng sinh sản về sau, mọi phụ nữ cần phải tìm cho mình phương pháp ngừa thai chủ động, hiệu quả và an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Theo BS. Trần Phương Thu - cổng thông tin điện tử của Bệnh Viện Từ Dũ
Nguồn tham khảo: Sức khoẻ & Đời sống
Cám ơn đã đọc bài viết!