Những biến chứng với sản phụ mang thai dưới tuổi 20

Những biến chứng như sảy thai, chửa trứng, tiền sản giật.... đặc biệt dễ sảy ra đối với những sản phụ mang thai khi tuổi còn nhỏ

Những biến chứng với sản phụ mang thai dưới tuổi 20 Những biến chứng với sản phụ mang thai dưới tuổi 20

Sau khi thụ thai, trong suốt 9 tháng của thai kỳ, có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, dẫn đến thai lưu, sảy thai... Những biến chứng này đặc biệt dễ sảy ra đối với những sản phụ dưới 20 tuổi.

1. Chửa trứng

Biến chứng này dễ sảy ra với sản phụ dưới 20 tuổi và trên 40 tuổi. Triệu chứng của chửa trứng là sản phụ bị ra máu (đỏ hoặc nâu đen) ồ ạt, kéo dài vào tuần thứ 6 – 16 của thai kỳ. Chửa trứng khiến thai phụ mệt mỏi, xanh xao, nôn nhiều (đặc biệt thường nôn mật xanh, mật vàng), huyết áp tăng cao, phù nề, không tăng cân, bụng to bất thường (thai 2 – 3 tháng nhưng bụng bầu như sản phụ 5 – 6 tháng).

Về giải phẫu bệnh học, chửa trứng là hiện tượng bệnh lý mà một phần hay toàn phần gai nhau thai bị thoái hóa, từ đó tạo thành những túi chứa dịch, dính vào nhau thành từng cụm, chiếm toàn bộ buồng tử cung dù trứng đã hỏng. Nếu không được điều trị kịp thời, chửa trứng sẽ gây băng huyết, làm thủng thành tử cung, chảy máu ổ bụng, nguy hiểm nhất và chiếm đến 30% các trường hợp chửa trứng là gây ung thư mô trung sản.

Thai phụ có tiền sản chửa trứng cần theo dõi nghiêm ngặt trong thời gian 2 năm trước khi có thể mang thai lần sau.

2. Sảy thai

Nguyên nhân chính của việc sảy thai nếu mang thai khi tuổi còn nhỏ là do thành tử cung chưa trưởng thành, không giữ và nuôi dưỡng được bào thai tới ngày sinh nở bình thường.

Triệu chứng báo hiệu sảy thai sớm ở sản phụ còn nhỏ tuổi thường bao gồm chảy máu âm đạo kèm đau bụng bất thường, không rõ nguyên nhân, giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân, đau thắt bụng với cường độ 5 – 20 phút/lần, chuột rút...

Để ngăn ngừa sảy thai ở những sản phụ nhỏ tuổi, nên đi khám thai thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu sảy thai, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai, đặc biệt là Sắt, Canxi, axit Folic, vitamin E, vitamin C; giảm lo lắng, căng thẳng trong thời gian mang thai; hạn chế tiếp xúc với những chất độc hại như khói xe, khói thuốc lá, thực phẩm độc hại, thực phẩm chế biến sẵn...

vicare.vn_nhung-bien-chung-voi-san-phu-mang-thai-khi-tuoi-con-nho-body-1

Sảy thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý sản phụ

3. Tiền sản giật

Mang thai khi tuổi còn nhỏ cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật, thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Dấu hiệu của tiền sản giật thường gặp là huyết áp tăng cao, sưng phù, nước tiểu có đạm. Tiền sản giật ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhau thai, khiến thai nhi chậm phát triển, làm tổn thương nội tạng (gan, thận) của sản phụ, co giật, hôn mệ, suy tim, xuất huyết não và nghiêm trọng nhất là làm thai chết trong tử cung người mẹ.

Bên cạnh 3 biến chứng thường gặp trên ở những sản phụ mang thai dưới 20 tuổi, một số biến chứng khác có thể gặp là đẻ non, chuyển dạ đình trệ khi sinh, sản phụ thiếu máu, bất tương xứng thai khung chậu.

vicare.vn_nhung-bien-chung-voi-san-phu-mang-thai-khi-tuoi-con-nho-body-2

Sản phụ dưới 20 tuổi cần đi khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi

4. Hậu quả của mang thai khi tuổi còn nhỏ

Mang thai khi tuổi còn nhỏ cũng khiến khó sinh, khi sinh phải can thiệp bằng những thủ thuật, phẫu thuật (như giác kéo, forceps...) ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sản phụ cũng như những lần mang thai sau. Mang thai khi còn nhỏ tuổi cũng làm tỷ lệ thai nhi tử vong cao hơn, con sinh ra thường nhẹ cân, sức đề kháng giảm, dễ suy dinh dưỡng... hơn so với những thai phụ tuổi trưởng thành.

Không những ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi, mang thai khi tuổi còn nhỏ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình và xã hội, điển hình là làm gián đoạn việc học hành, công việc của sản phụ, khiến các em có tâm lý tự ti, khó kiếm việc làm sau khi sinh con, tăng tỷ lệ li dị, hoặc ảnh hưởng hạnh phúc gia đình.