Những bệnh thường gặp ở mẹ sau khi sinh mổ
Sinh con là một quá trình khó khăn và đầy nguy hiểm đối với người phụ nữ. Nếu may mắn thì thai thuận, có thể sinh thường được xem là đáng mừng vì sau đó cơ thể mẹ và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi, tạo đà cho sự phát triển. Tuy nhiên, nhiều trường hợp gặp những khó khăn mẹ phải sinh mổ khiến sau đó dễ mắc một số bệnh lý, ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.
Những bệnh thường gặp ở mẹ sau khi sinh mổ
Sinh con là một quá trình khó khăn và đầy nguy hiểm đối với người phụ nữ. Nếu may mắn thì thai thuận, có thể sinh thường được xem là đáng mừng vì sau đó cơ thể mẹ và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi, tạo đà cho sự phát triển. Tuy nhiên, nhiều trường hợp gặp những khó khăn mẹ phải sinh mổ khiến sau đó dễ mắc một số bệnh lý, ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.
Sinh mổ là gì?
Khác với sinh thường là để cho trẻ ra khỏi tử cung mẹ một cách thuận theo tự nhiên, sinh mổ là quá trình phẫu thuật đưa thai nhi ra khỏi tử cung mẹ theo con đường rạch trên bụng người mẹ thay vì theo con đường âm đạo như bình thường.
Sinh mổ có hai hình thức:
Một là sinh mổ chủ động: Có nghĩa người mẹ và gia đình đã có sự chuẩn bị, lên kế hoạch mổ lấy thai cùng với sự đồng ý từ y bác sĩ phụ trách. Việc này sẽ được tiến hành trước khi người mẹ có hiện tượng chuyển dạ.Việc được chủ động lựa chọn sinh mổ là do người mẹ trong quá trình mang thai gặp một số bất thường về sức khỏe như: cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật, nhau thai hay túi ối không ổn định,...Hoặc từ phía thai nhi như: đa thai, thai quá lớn, thai bị dây rốn quấn cổ, thai không thuận,...
Ca mổ được tiến hành nhanh chóng với điều kiện người mẹ sẽ bị gây tê, gây mê khu vực xương chậu để tránh đau đớn.
Hai là sinh mổ khẩn cấp: Áp dụng cho các trường hợp mẹ chọn sinh thường, nhưng khi chuyển dạ gặp một số biến chứng bất ngờ như: suy thai, băng huyết quá nhiều, huyết áp tăng cao, thai nhi bị ngạt...cần phải đưa thai nhi ra khỏi bụng mẹ ngay lập tức nếu không sẽ gây tửu vong cho cả mẹ và thai nhi. Trong trường hợp này, mẹ và gia đình cũng như bác sĩ cần phải quyết định một cách nhanh chóng, có sự đồng ý của tất cả các bên về những rủi ro có thể sảy ra.Sinh mổ sẽ gây đau đớn cho người mẹ sau đó rất lâu, cơ thể khó để phục hồi nhanh chóng, đồng thời thai nhi cũng dễ gặp các biến chứng về sau ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Những bệnh dễ gặp ở mẹ sinh mổ
Việc phải sinh mổ sẽ khiến cơ thể mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khả năng hồi phục về sau sẽ lâu và khó hơn là sinh thường. Ngoài ra, mẹ sẽ dễ mắc một số bệnh như:
Đau đớn là hiện tượng sẽ gặp sau khi quá trình sinh mổ kết thúc, vết mổ sẽ đau lâu dài về sau, có thể kéo dài hàng tháng và gây những khó chịu kèm theo. Thậm chí mẹ phải sử dụng thuốc giảm đau để giúp tình trạng đỡ hơn.
Nhiễm trùng: vết mổ khó lành dẫn dễ bị nhiễm trùng, nhất là khi không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, bên cạnh đó do còn đang đau đớn cũng như ở cữ khiến mẹ không thể chăm vết mổ tốt được. Bên cạnh đó việc nhiễm trùng có thể sảy ra ở cả tử cung và âm đạo do lượng dịch sản chưa ra hết khi mổ mà phải kéo dài những ngay sau đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Hiện tượng máu đông thành cục: nếu không may bị các cục máu đông nhiều thì mẹ sẽ gặp nguy hiểm khi chúng chèn ép các cơ quan bộ phận trong cơ thể như phổi, đường máu, gan,...Vì vậy sau sinh mổ, bác sĩ hay khuyến khích mẹ nên đi lại nhiều để máu được lưu thông.
Dính kết các cơ quan: có vẻ khó hiểu nhưng nếu sinh mổ mẹ sẽ có nguy cơ gặp tình trạng dính kết giữa các cơ quan trong cơ thể và dính vào thành bụng, chúng gây đau đớn, hạn chế hoạt động của các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Bị ảnh hưởng của thuốc gây tê, gây mê: mẹ có thể gặp các hiện tượng đau đầu, đau nhức xương về sau khi gặp những thay đổi thời tiết.
Ngoài ra mẹ có khả năng bị tổn thương hệ tiêu hóa, bàng quang, hệ thần kinh dù tỉ lệ rất thấp nhưng nếu không may thì có thể gặp phải.