Những ai nên làm xét nghiệm HIV?
Số bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV đang ngày càng tăng cao. Căn bệnh này rất nguy hiểm và nghiêm trọng bởi vì nó khiến cho cơ thể của bệnh nhân không thể chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Những ai nên làm xét nghiệm HIV? Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của căn bệnh thế kỷ này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.
Những ai nên làm xét nghiệm HIV?
Số bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV đang ngày càng tăng cao. Căn bệnh này rất nguy hiểm và nghiêm trọng bởi vì nó khiến cho cơ thể của bệnh nhân không thể chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Những ai nên làm xét nghiệm HIV? Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của căn bệnh thế kỷ này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.
HIV lây lan qua con đường nào?
HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn mà chỉ có thể tồn tại trong dịch của cơ thể như máu, tinh dịch và có khả năng ở trong các giọt máu khô từ 2-7 ngày. Do đó, nếu như bạn bị bất kì dụng cụ nào gây tổn thương chảy máu, mà dụng cụ đó có dính máu khô như ngoáy tai, dao cạo râu, bơm kim tiêm... thì bạn nên đi xét nghiệm HIV luôn và ngay.
Hơn nữa, phải biết rằng Virus HIV chỉ lây truyền qua 3 con đường là qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con và qua đường máu.
Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ 3 tháng đầu
Những ai nên làm xét ngiệm HIV? Khi bạn đang sống trong khu vực có nguy cơ mắc phải HIV cao, hoặc có những hành động mang yếu tố nguy cơ mắc phải HIV thì bạn nên đi xét nghiệm. Hơn nữa, nếu như cơ thể bạn đột nhiên gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng sau thì bạn nên đi làm xét nghiệm HIV để đảm bảo chắc chắn.
1. Sốt không rõ nguyên nhân đi kèm với sút cân
Sốt là một trong những dấu hiệu sớm nhất và cũng phổ biến nhất thông báo bạn có khả năng bị nhiễm HIV. Nhiệt độ thông thường sẽ vượt quá 38 độ C và bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như ra mồ hôi và ớn lạnh. Triệu chứng có thể kéo dài tong gần 2 tuần trước khi hết.
Hơn nữa, hiện tượng giảm cân nhanh chóng cũng có thể coi là giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm HIV. Giảm cân quá mức hoặc “hội chứng suy mòn” là một vấn đề đối với khoảng 20% những người bị nhiễm HIV.
2. Móng thay đổi
Một dấu hiệu khác của nhiễm HIV giai đoạn cuối là móng tay và móng chân có những thay đổi rõ rệt. Điển hình bạn có thể thấy như móng bị dày và cong, bị chia tách, đổi màu...
3. Sưng hạch bạch huyết
Một dấu hiệu nhiễm HIV rất phổ biến ở nam giới là viêm hoặc sưng một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Những vết viêm và sưng này sẽ không gây bất kỳ những khó chịu và đau đớn gì ngay cả khi bạn chạm vào những hạch bạch huyết đó.
4. Đau họng và đau đầu
Nếu gần đây bạn có dính lứu vào các hành vi mang nguy cơ cao lây nhiễm HIV, sau đó gặp phải triệu chứng đau họng và đau đầu thì việc đi xét nghiệm HIV là một ý tưởng tốt. Hãy đi xét nghiệm vì lợi ích của chính bạn và cho những người khác.
5. Phát ban đỏ ở da
Phát ban da chắc chắn sẽ xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình cơ thể phòng chống virus HIV/AIDS. Khi đó người nhiễm HIV sẽ thấy xuất hiện các nốt ban màu đỏ trên da của mình.
6. Lẫn lộn hoặc khó tập trung
Có vấn đề về nhận thức có thể là một dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ liên quan đến HIV và thường xảy ra vào kỳ cuối trong quá trình của bệnh. Ngoài bị nhầm lẫn, khó tập trung, sa sút trí tuệ thì còn có các vấn đề về trí nhớ và hành vi như hay tức giận, vụng về, thiếu phối hợp và các vấn đề về tay.
7. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Có khoảng 30% đến 60% số người bị buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy trong giai đoạn đầu có HIV. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong và sau khi điều trị kháng virus, thường là hậu quả của đợt nhiễm trùng cơ hội.
8. Mụn rộp hoặc herpes sinh dục
Herpes miệng và Herpes sinh dục có thể là dấu hiệu của việc bạn đã nhiểm cả giai đoạn ARS và giai đoạn cuối nhiễm HIV. Mặt khác, có Herpes cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV do herpes sinh dục có thể gây viêm loét làm HIV dễ dàng đi vào cơ thể khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác mà bạn có thể nghi ngờ như mệt mỏi bất thường, tự nhiên bị đau nhức cơ bắp và đau khớp, hay đổ mồ hôi đêm mà trước đây không bị, kinh nguyệt tự nhiên rối loạn không đều, thấy ngứa râm ran khắp cơ thể và cảm thấy yếu sức...
Ai là người nên đi làm xét nghiệm HIV
Những trường hợp sau đây nên làm xét nghiệm HIV. HoiBenh xin tổng hợp một số câu hỏi của người bệnh hỏi về chuyên mục Hỏi Bác sĩ.
"Bệnh nhân Lê Vương: Cho em hỏi cách đây 2 tháng em có quan hệ tình dục với gái mại dâm có dùng bao cao su,khoảng 3 ngày gần đây em có biểu hiện nổi mẩn đỏ ở hai tay hai chân khoảng hơn 6 tiếng đồng hồ thì những mẩn đỏ lặn xuống qua ngày sau thì bị tiếp tục,ngoài ra đi đại tiện còn bị tiêu chảy,xin cho em hỏi có phải là dấu hiệu của hiv không?"
"Em chào bác sĩ. Bác cho em hỏi. Cách đây 4 tuần e say rượu và có quan hệ tình dục với Gái Mại Dâm nhưng không xuất tinh ra được em hì hục cả đêm. Đến sáng thì ra nhưng e bắn ra ngoài. Em có đeo bao cao su nhưng lúc bắn e lại bỏ ra thế là dịch âm đạo dính vào đầu dương vật. Và ngay sau đó về nhà e bị sốt nhẹ nhẹ không muốn ăn do mệt kèm theo đó là đau khu vực sáu gáy mấy ngày tiêps sau thì đau họng nặng kèm nổi hạch bên cổ trái chỗ gần tai ạ. Em nói sốt nhẹ nhẹ nhưng hôm e đo thử là 38.9 độ. Em có uống thuốc giảm đau, sốt thì sáng không sốt. Chiều tối lại sốt như vậy. Cách đây 5 ngày em soi trong miệng thấy trên bề mặt lưỡi có mảng rêu trắng cạo đi thì hôm sau lại có chút. Em bị sốt và đau gáy trong 2 tuần ạ. Vậy bác sĩ cho em hỏi có phải em nhiễm hiv k ạ. Nhiễm ngay hôm đó hay sao ạ."
Bệnh nhân tại TP.HCM: "Năm nay em 26 tuổi
Cách đây 83 ngày em có quan hệ với gái mại dâm có sử dụng bao cao su. ( do cô đó đeo cho em, em là người tháo) mà em không thử xem bao có thủng không. Chưa suất tinh. Vì khi quan hệ e hỏi không mang bao được không thì cô ấy bỏ về. Xong e ngủ quên lại khách sạn 3 tiếng do say rượu.
Khi về nhà thì em không suy nghĩ không có biểu hiện gì sau 15 ngày nghe bạn e nói có người bị nhiểm HIV do quan hệ với gái mại dâm. E bắt đầu lo lắng và lên mạng tiềm biểu hiện HIV
Được 19 ngày thì em có đi đá bóng có va chạm ở ống quyển sưng to e bắt đầu hoang mang vì nghĩ nó là hạch ( sưng to như vậy mà e không thấy đau đớn gì cả mấy hôm sau thì bầm xanh cả vùng trước ống quyển. Lo lắng quá đến ngày 23 em có đi xét nghiệm máu tìm kháng thể HIV kết quả âm tính ( e cũng biết là kết quả này cũng chẳng nói lên điều gì) sau khi lấy máu về thì khi ăn e cảm thấy buồn nôn, bữa ăn nào cũng thấy buồn nôn( 5 ngày thì khỏi) sau khi bị buồn nôn 1 ngày thì e có sốt nhẹ kèm theo mệt mỏi chưa đến 38C em uống thuốc (2 ngày thì khỏi). Luc này là tinh thần em hoàn toàn suy sụp. sau 1 tuần em mệt mỏi nhoài người e đi cạo gió giác hơi thì chổ giác bầm đen và lổ chân lôn nở rộng 2 ngày sau em thấy mệt nhoài không muốn làm gì em có uống C suổi nghỉ 5 phút thì khoẻ lại. Hôm sau lại mệt em uống 2 ngày thì đở hơn nhiều đến ngày thứ 40 e thấy ở môi có cộm cộm khác thường nên e lo lắng bị hespes xong nó lại bị lở 1 chấm trong má e bôi thuốc 4 ngày nó khỏi.
_Đến ngày 57(8 tuần) em có đi làm xét nghiệm combo HIV ag/ab ở hoà hảo có kết quả SC/O=0.52
_Đến ngày 67(9,5 tuần) e có làm xét nghiệm ở pastuer xét nghiệm có kết quả âm tính. (với các chi tiết là: kháng thể kháng hiv - âm tính, chiến lược 3 - chưa tìm thấy kháng thể kháng hiv, sinh phẩm sử dụng: HIV Combi PT)
Dạ cho em hỏi là xét nghiệm ở pastuer là test nhanh hay combo? Với 2 kết quả trên thì e có an toàn không? Hiện tại e đang bị trắng lưỡi khô miệng e không dám đi làm lại xét nghiệm mong bác sĩ tư vấn giúp em
Bác sĩ Trà Anh Duy trả lời: Tôi nghĩ về mặc chẩn đoán/tầm soát HIV cho em thì kết quả đều rất thuận lợi cho tới thời điểm này. Vì các kết quả đều là âm tính. Một kế quả tầm soát có khả năng rà soát các hành vi nguy cơ kể từ thời điểm 3 tháng trở về trước. Do đó khi tâm soát lần đầu các chuyên viên thường tư vấn BN phải quay lại vào thời điểm 6-12 tuần sau để làm lại tầm soát để loại trừ khả năng bị nhiễm. Qua cá kết quả của em hiện tại cho thấy em đang nằm ở vị trí "an toàn".
Tôi nghĩ tất cả những chuyện còn lại xảy ra với em, một là do trùng hợp cùng đến trong thời gian "không mong muốn" này, hai là do em đã quá lo lắng mà ra. Chỉ đơn giản việc em tính từng ngày cũng đã cho thấy em lo lắng đến thế nào.Chuyện em cần làm tiếp theo là phải vui sống trở lại, tập trung vào công việc, học tập, đời sống cá nhân, ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao, giữ tinh thần thoái mái và tầm 1 tháng sau đi Test HIV thêm lần nữa. Tôi nghĩ khả năng cũng là âm tính thôi.
Trên đây chỉ là một số câu hỏi trong rất nhiều băn khoăn của người bệnh. Nếu bạn đang muốn tư vấn, bạn có chuyện khó nói hãy gọi điện đến tổng đài (024) 73049779 / 0984.999.501 để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc
Dịch vụ Xét nghiệm HIV ẩn danh với Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị nhiễm virus HIV. HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác nên có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế.
Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm virus HIV hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- Xét nghiệm HIV hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin đều được bảo mật.
- Với xét nghiệm tại nhà ở HoiBenh Home, bạn được làm xét nghiệm tại nhà, sẽ không còn phải mệt mỏi chờ xếp hàng đến lượt hay làm những thủ tục hành chính rườm rà ở bệnh viện.
- Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ươngvới các thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu cả nước cùng các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
- Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
- Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Chi phí gói xét nghiệm HIV ẩn danh tại HoiBenh Home
- Giá gói xét nghiệm HIV của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 882,000 đồng.(Giá cập nhật từ 03/08/2017)
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Qua bài viết, bạn đã biết được những ai nên làm xét nghiệm HIV rồi chứ. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào kể trên thì bạn nên đi khám ngay nhé để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và cho những người xung quanh.
Xem thêm:
- Xét nghiệm HIV lúc nào chính xác nhất?
- Trung tâm làm xét nghiệm máu phát hiện HIV chuẩn xác tại Hà Nội