Nhiễm độc thai nghén khi mang thai, những điều cần lưu ý

Nhiễm độc thai nghén là vấn đề mà hầu hết các chị em khi mang thai đều phải đối mặt, tuy nhiên đa phần chính các thai phụ vẫn không biết được những biểu hiện của nó ngay cả khi mình mắc phải. Tình trạng này sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Vậy làm sao để nhận biết được chính xác rằng bạn có bị nhiễm độc thai nghén hay không? Đừng quá lo lắng, hãy cùng HoiBenh tham khảo một số biểu hiện của bệnh lý này ngay sau đây.

Nhiễm độc thai nghén khi mang thai, những điều cần lưu ý Nhiễm độc thai nghén khi mang thai, những điều cần lưu ý

Nhiễm độc thai nghén khi mang thai là vấn đề mà hầu hết các chị em khi mang thai đều có nguy cơ phải đối mặt, tuy nhiên đa phần chính các thai phụ vẫn không biết được những biểu hiện của nó ngay cả khi mình mắc phải. Vậy làm sao để nhận biết được chính xác rằng bạn có bị nhiễm độc thai nghén hay không? Đừng quá lo lắng, hãy cùng HoiBenh tham khảo qua những thông tin cần thiết của bệnh lý này ngay sau đây.

Nhiễm độc thai nghén khi mang thai là gì?

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bà bầu gặp phải những thay đổi bất thường của cơ thể thông qua các triệu chứng nôn ói, tay chân phù nề, tăng huyết áp và protein niệu.

Tình trạng này sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, ở từng giai đoạn khác nhau mà biểu hiện ra bên ngoài cũng có phần khác nhau. Có thể đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi ở một số thai phụ mà họ không hề hay biết. Nếu như tình trạng này không được kịp thời phát hiện và tiến hành điều trị, sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

vicare.vn-nhiem-doc-thai-nghen-khi-mang-thai-nhung-dieu-can-luu-y

Nhiễm độc thai nghén khiến cho thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi và xanh xao

Biểu hiện của nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu

Nếu như bạn đang ở thời kỳ 3 tháng đầu của thai kỳ, thì mức độ nhiễm độc thai nghén khi mang thai tương đối nhẹ. Tình trạng này thường sẽ kéo dài đến 3 tháng và sau đó giảm dần về sau, rồi mất hẳn. Khi đó mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là buồn nôn và nôn. Sợ các mùi thức ăn, thậm chí sợ cả cơm mà không màng đụng tới. Nhưng bên cạnh đó họ lại thích ăn các đố ăn chua hoặc ngọt; thèm các loại thức ăn vặt...

Tuy nhiên trong giai đoạn 3 tháng đầu này, cũng có thể chị em phải trải qua thời kỳ nhiễm độc thai nghén nặng. Lúc này biểu hiện sẽ khác hẳn, lúc đầu chỉ ở mức bình thường nhưng sau đó lại tăng cao so với nhiễm độc khi thai nghén mức độ nhẹ. Nôn mửa thường xuyên, số lần buồn nôn và nôn tăng hơn nhiều; tình trạng này có thể xảy ra sớm hơn. Đỉnh điểm là việc thai phụ ăn gì sẽ có thể nôn ra hết cá thứ, nôn đến lúc không còn gì mà vẫn có triệu chứng buồn nôn và nôn ra nước. Chình vì vậy, những trường hợp này thường dễ bị mất nước và gầy đi nhanh chóng.

Biểu hiện nhiễm độc khi mang thai ở 3 tháng cuối

Thông thường ở 3 tháng cuối thì tình trạng nhiễm độc thai nghén trong giai đoạn này sẽ biểu hiện cụ thể ở 3 yếu tố:

  • Tăng huyết áp: Khi mắc phải tình trạng này, thì huyết áp ở cuối thai kỳ của thai phụ sẽ thay đổi khác hẳn. Chỉ số huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi mang thai và tăng tối đa là khoảng 30mmHg. Nếu như khi huyết áp của bạn trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhanh chóng.
  • Tình trạng phù tay chân: Trong giai đoạn này, hầu hết các chị em đều mắc phải chứng sưng phù. Nhưng sẽ có người bị ở mức độ nhẹ hơn và không đáng ngại, chỉ cần nghỉ ngơi và gác chân cao lên sẽ giảm. Còn ở những chị em có dấu hiệu bị nặng thì không thể khắc phục ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Protein niệu: Nếu khi làm xét nghiệm, kết quả cho thấy chỉ số protein niệu lớn hơn 0,3g/l thì mẹ bầu cần được theo dõi vì đây là kết quả bất thường.

vicare.vn-nhiem-doc-thai-nghen-khi-mang-thai-nhung-dieu-can-luu-y

Khi nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối kỳ huyết áp của mẹ bầu sẽ thay đổi bất thường

Vậy nhiễm độc thai nghén khi mang thai có nguy hiểm?

Nếu như tình trạng nhiễm độc thai nghén khi mang thai, không được phát hiện và diều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đó là hiện tượng tiền sản giật và sản giật,

  • Tiền sản giật: Hiện tượng này sẽ khiến cho thai phụ bị choáng, mờ mắt, buồn nôn, bị phụ nhưng không giảm. Và nếu huyết áp tăng trên 160/100mmHg, mà không thể khắc phục được thì cần lấy thai ra ngay. Nếu không sẽ chuyển sang sản giật.
  • Sản giật: Khi bị sản giật, toàn thân của thai phụ sẽ bị co cứng, mắt đảo, đầu ưỡn ra sau. Sau đó ngừng thở, co giật ở mặt, và tay chân giật mạnh. Lúc này nên lứu ý, vì rất có thể bệnh nhân sẽ cắn phải lưỡi và sùi bọt mép. Da mặt trở nên táo xanh, rồi chuyển sang màu xám và hiện tượng co giật sẽ giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Nếu như tình trạng này không được xử lý kịp thời và đúng cách thì nguy cơ dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não là rất lớn.

vicare.vn-nhiem-doc-thai-nghen-khi-mang-thai-nhung-dieu-can-luu-y

Khi mang thai chị em nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ

Vì vậy để có thể bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ, thì tốt nhất là không nên mắc phải những vấn đề gì về sức khỏe. Và để đảm bảo được điều đó, các chị em nên thường xuyên đi thăm khám thai định kỳ. Cần nắm được tình trạng sức khỏe trong giai đoạn thai nghén như thế nào để có thể kịp thời khắc phục.

Với những trường hợp phát hiện mình bị nhiễm độc thai nghén khi mang thai, cần có sự theo dõi và điều trị từ các bác sỹ chuyên khoa. Từ đó sẽ có phương pháp để cải thiện tình trạng sức khỏe, cũng như nhận được sự tư vấn cần thiết trong quá trình chăm sức khỏe của mình trong suốt thai kỳ.