Nhiễm độc thai nghén cần lưu ý điều gì?
Nhiễm độc thai nghén là một loại bệnh lý xảy ta trong khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Với những biểu hiện chính: Phù nền, huyết áp tăng và protein niệu, ăn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, tiền sản giật, sản giật,...ảnh hưởng nghiêm trọng đến bà mẹ và em bé.
Nhiễm độc thai nghén cần lưu ý điều gì?
Nhiễm độc thai nghén là một loại bệnh lý xảy ta trong khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Với những biểu hiện chính: Phù nền, huyết áp tăng và protein niệu, ăn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, tiền sản giật, sản giật,...ảnh hưởng nghiêm trọng đến bà mẹ và em bé. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, nếu lấy mốc huyết áo bắt đầu từ 135/85 mmHg thì tỷ lệ mắc nhiễm độc thai nghén chiếm tới 10 – 11% trên tổng số người mang thai. Do vậy, hiểu rõ về bệnh lý là tiền đề để các chị em phụ nữ bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Thời kỳ khởi phát của nhiễm độc thai nghén
Tiến sĩ Abdulla Al-Khan, Giám đốc của chẩn đoán chu sinh và liệu pháp điều trị tại Trung tâm Y khoa Đại học Hackensack tại Hackensack, New Jersey, bệnh nhiễm độc thai nghén có thể tiến triển một cách từ từ hoặc bắt đầu đột ngột, nó có thể gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến tất cả các hệ cơ quan của người mẹ, chẳng hạn như đột quỵ, suy thận, co giật, bất thường về đông máu, mù lòa,... Đối với thai nhi, các biến chứng có thể bao gồm: Hạn chế tăng trưởng, sót nhau thai hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng của nhiễm độc thai nghén
Theo Tiến sĩ Robert Atlas, Trưởng khoa Sản phụ khoa tại Trung tâm y tế Mercy tại Baltimore, các triệu chứng nhiễm độc có thể khác nhau ở từng trường hợp. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến nhất thường là đau đầu, mờ mắt, cảm giác mệt mỏi và sưng nề ở tứ chi. Ngoài ra, sản phụ cũng có thể có đau vùng thượng vị, đau hạ sườn phải, buồn nôn...
Cũng theo Tiến sĩ Atlas, nguyên nhân của chứng bệnh này vẫn chưa được xác định, song đã có một số giải thuyết được nêu ra. Theo đó, có một số trường hợp là do di truyền, các thành phần trong hệ miễn dịch mà tạo nên nhau thai đã dính vào tử cung một cách bất thường. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng xác định được một số dấu hiệu có liên quan đến tiền sản giật. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là những dấu hiệu của căn bệnh và không phải là nguyên nhân.
Ai có nguy cơ cao mắc chứng nhiễm độc thai nghén?
- Phụ nữ bị thận hoặc tăng huyết áp trước khi mang thai.
- Phụ nữ mang thai lần đầu tiên hoặc mang thai khi dưới 18 tuổi
- Phụ nữ mang thai đôi hoặc mang thai ở độ tuổi trên 40
- Phụ nữ bị béo phì hoặc bị bệnh cao huyết áp khi mang thai
Làm sao để giảm rủi ro do nhiễm độc thai nghén?
Nhiễm độc thai nghén mang lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm, vậy các mẹ bầu cần phải làm gì để giảm tỷ lệ rủi ro do căn bệnh này mang lại? Theo Giáo sư Ira Bernstein, Phó chủ tịch của khoa sản kiêm Giám đốc tại Đại học Vermont College of Medicine: “Những người tập luyện nhiều hơn sẽ ít có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hơn, nên tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, khoảng cách giữa các lần mang thai quá dài cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, do đó, giữ một khoảng thời gian ngắn hơn giữa các lần thai có thể làm giảm nguy cơ cho bạn."
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên chú ý về chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày:
- Hạn chế ăn mặn
- Giảm lượng nước uống so với bình thường không quá 1 lít.
- Nằm nghiêng về bên trái để tránh hiện tượng tử cung đè vào cuống thận
- Uống thuốc hạ huyết áp và lợi tiểu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thêm vào đó, các thai phụ nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám thai định kỳ để kiểm soát các vấn đề bệnh lý bất thường trong quá trình mang thai như tiểu đường, cao huyết áp mãn tính... Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, thai phụ và gia đình nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.