Nguyên nhân và triệu chứng khi bị liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt méo miệng, nói ngọng, khó nói, miệng khép không kín, chảy nước dãi nhiều, mắt nhắm không kín chảy nước mắt nhiều hơn bình thường... Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, ăn uống, nói năng giao tiếp hàng ngày.

Nguyên nhân và triệu chứng khi bị liệt dây thần kinh số 7 Nguyên nhân và triệu chứng khi bị liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt, méo miệng, nói ngọng, khó nói, miệng khép không kín, chảy nước dãi nhiều, mắt nhắm không kín chảy nước mắt nhiều hơn bình thường... Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, ăn uống, nói năng giao tiếp hàng ngày. Do đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và những triệu chứng khi bị liệt dây thần kinh số 7 để có biện pháp phòng bệnh kịp thời và hiệu quả nhất.

1. Dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt - là một dây thần kinh hỗn hợp có đầy đủ các chức năng của một dây thần kinh ngoại vi như vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của không khí lạnh hoặc một số bệnh lý đang mắc phải mà dây thần kinh này có thể bị liệt và gây ra các triệu chứng như mất vị giác, đau tai, khó ăn uống hay nói chuyện, mắt không nhắm lại được.

2. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là do đâu?

Liệt dây thần kinh số 7 do một số nguyên nhân gây nên như sau:

- Do dây thần kinh bị nhiễm lạnh đột ngột: Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến cho nó càng nhanh bị nhiễm lạnh thêm. Khi bị nhiễm lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.

- Do nhiễm virus: Thời tiết lạnh khiến virus ở vùng tai - mũi - họng hoạt động mạnh. Nhất là virus cảm cúm ảnh hưởng đến dẫn truyền của dây thần kinh số 7, dễ dẫn đến bị sưng phù và bị liệt.

- Do bị Zona hạch gối: Khi bị Zona hạch gối dẫn đến tổn thương Zona dạng mụn nước vùng tai, gây liệt mặt ngoại vi, giảm cảm giác cơ mặt, mất vị giác 2/3 trước lưỡi, tê lưỡi, ù tai, nghe kém...

- Do bị chấn thương, phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt rất dễ dẫn đến bị liệt dây thần kinh số 7, gây khô mắt, mắt nhắm không kín hoặc chảy nước mắt, ù tai nghe vang đau nhức đầu, giảm tiết nước bọt hoặc chảy nước dãi.

- Do bị các bệnh ở nền sọ, vòm họng như: U vòm họng, U dây thần kinh số 7. Tụ máu nền sọ, dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt

- Do mắc các bệnh lý về mạch máu: Mạch nuôi dây thần kinh bị co thắt gây ra các hiện tượng thiếu máu cục bộ, gây ra hiện tượng phù nề. Hiện tượng này tiến triển nghiêm trọng đặc biệt vào mùa lạnh, nhiều gió hoặc ban đêm. Chúng làm tổn thương dây thần kinh số 7 dẫn đến các triệu chứng như: viêm quanh động mạch, đái tháo đường...

Liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và việc điều trị, mất một khoảng thời gian nhất định và bệnh cũng có thể tái phát. Do đó, chúng ta phải biết cách phòng bệnh bằng cách kiểm soát tốt và điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Chú ý dấu hiệu nhận biết sớm khi bị bệnh có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-trieu-chung-khi-bi-liet-day-than-kinh-so-7-body-1

3. Triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số 7

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi. Dây thần kinh số 7 còn gọi là thần kinh mặt là một dây thần kinh hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác ở vùng mặt. Do đó, khi bị tổn thương và bị liệt, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

- Nghe lớn âm thanh một bên tai, cảm giác như bị ù tai

- Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng, tiết nước bọt và chảy nước dãi nhiều

- Mất vị giác, tê đầu lưỡi

- Đau vùng sau tai hay trước tai

- Khó nói, khó ăn uống, khó nuốt, ăn uống thường rơi vãi

- Nhân trung lệch sang bên liệt, mắt bị kéo xếch ngược

- Mắt nhắm không kín ngay cả khi ngủ, chảy nước mắt nhiều

- Yếu và tê cứng một bên khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng, miệng không chúm môi lại được, nói không tròn vành rõ tiếng

- Mặt không biểu lộ được các trạng thái cảm xúc

- Khi bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ ảnh hưởng đến bài tiết tuyến lệ, gây chảy nước mắt nhiều và liên tục, tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi,gây mất cảm giác vị giác, tê trước đầu lưỡi, chảy nước dãi và tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.

4. Ai dễ mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7?

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:

- Người ở độ tuổi trung niên và người già, người có thể trạng yếu, ít tập luyện, ít tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường bên ngoài (ít ra gió), người có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch...

- Những người hay thức khuya, cơ thể luôn mệt mỏi, sa sút tinh thần thường bị giảm sức đề kháng, nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, dễ bị liệt dây thần kinh số 7, ngoài ra còn dễ mắc các bệnh cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng... Nếu thường xuyên thức khuya, khiến cơ thể mệt mỏi thì nguy cơ liệt mặt, méo miệng rất cao.

- Những người hay nhậu khuya, uống nhiều bia rượu rồi đi về trong đêm có khả năng cao dễ bị liệt dây thần kinh số 7.

- Phụ nữ có thai bị bệnh tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch, dùng thuốc corticosteroid...

- Người bị chấn thương sọ não hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến tổn thương não.

Có khoảng 80% bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 tháng. Tuy nhiên, trong những trường hợp xấu, người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt hay co cứng một bên mặt.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-trieu-chung-khi-bi-liet-day-than-kinh-so-7-body-2

5. Phòng ngừa và điều trị

- Cần tránh bị lạnh khi đi tàu xe và nên đóng cửa sổ khi ngủ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài đi tiểu. Vào mùa nóng, không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt khi ngủ.

- Khi bị liệt mặt, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não... Ngoài ra, cần điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng và đề phòng chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm.

- Trong 7-10 ngày đầu, nên dùng thuốc chống viêm corticoid, kháng sinh, tiêm bắp vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Đồng thời, cần phối hợp tập vận động xoa bóp cơ mặt hằng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4-5 phút. Xoa từ cằm lên trán nhằm tăng cường tuần hoàn chống sự co cứng cơ mặt.

- Để bảo vệ mắt bên liệt khỏi gió bụi và tránh biến chứng viêm loét giác mạc, cần đeo kính râm lót gạc sạch bên trong và rửa mắt hằng ngày bằng dung dịch nước muối Nacl 0,9%, hoặc cloramphenicol 0,4%.

- Có thể dùng băng dính cắt theo hình chữ Y dán đảo ngược, một đầu vào trán, hai đầu kia vào môi dưới và môi trên để nâng cơ mặt khỏi bị sệ.

- Khi điều trị nội khoa có kết quả, cần giảm dần liều thuốc. Người bệnh nên đứng trước gương tự tập luyện phục hồi chức năng.

- Liệu pháp điều trị bằng phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa không có kết quả.