Nguyên nhân tại sao gây ra tình trạng thai lưu?
Thai chết lưu là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở những chị em đang mang thai. Tuy nhiên do nhiều thai phụ không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về dấu hiệu thai lưu nên không biết cụ thể tình trạng thai lưu là gì? Chính vì vậy, HoiBenh sẽ cung cấp cho các mẹ bầu những thông tin cơ bản về hiện tượng thai lưu để giúp các mẹ yên tâm hơn thi mang thai.
Nguyên nhân tại sao gây ra tình trạng thai lưu?
Thai chết lưu là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở những chị em đang mang thai. Tuy nhiên do nhiều thai phụ không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về dấu hiệu thai lưu nên không biết cụ thể tình trạng thai lưu là gì? Chính vì vậy, HoiBenh sẽ cung cấp cho các mẹ bầu những thông tin cơ bản về hiện tượng thai lưu để giúp các mẹ yên tâm hơn thi mang thai.
Thai lưu là gì?
Thai lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung tạo thành bào thai, nhưng không thể phát triển được. Nếu như không phát hiện sớm dấu hiệu thai lưu và để tình trạng này ở lâu trong tử cung có thể gây nhiễm trùng nặng cho người mẹ. Thông thường thì hiện tượng này có nguy cơ xảy ra trong những tháng đầu của thai kỳ.Dấu hiệu thai lưu
Để biết có dấu hiệu thai lưu không mẹ bầu có thể dựa vào dấu hiệu dưới đây:
- Ra máu đen ở âm đạo, ngực không căng tức và tự nhiên tiết sữa non.
- Hết cảm giác nghén, bụng có cảm giác nặng lề và hơi đau.
- Tim thai ngừng đập và nước ối vỡ sớm.
Nhận biết dấu hiệu thai lưu dễ dàng nhất đó là không thấy thai chuyển động. Những trường hợp thai nhi càng nhiều tuần tuổi thì dấu hiệu thai lưu càng dễ dàng nhận biết hơn.
Nếu thai phụ thấy mình có những dấu hiệu bất thường trên đây thì nhanh chóng đi đến phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám phụ khoa và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân thai lưu
Có rất nhiều nguyên nhân gây thai lưu, chỉ có một số trường hợp chưa rõ nguyên nhân do đã loại trừ hết tất cả các nguy cơ thai lưu nhưng bé vẫn không thể phát triển. Nhưng có thể quy quy về 3 nguyên nhân căn khởi: từ phía người mẹ, từ phía thai nhi và các thành phần phụ của thai nhi.
Nguyên nhân từ phía người mẹ
- Béo phì: Mẹ bầu dư cân sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai lưu.Tính toán dựa trên chỉ số BMI cho thấy nếu BMI = 30 đến 39,9 tỉ lệ thai chế lưu sẽ là 8/1000. Với những thai phụ có chỉ số BMI cao hơn 40 thì tỉ lệ này sẽ là 11/1000.
- Nhiễm độc thai nghén: Nếu mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén thì dù ở mức độ nào cũng đều có thể gây ra thai chết lưu. Mức độ nhiễm độc thai nghén càng nặng thì tỷ lệ này càng cao.
- Tử cung bất thường: Mẹ có tử cung dị dạng, tử cung nhi tính hay tử cung kém phát triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém.
- Mẹ bầu mắc một số bệnh lý: Các bệnh lý mãn tính như huyết áp cao, lao phổ, bệnh tim, suy gan, thiếu máu,... đều là những tác nhân gây ra thai lưu. Ngoài ra một số các bệnh về nội tiết như thiểu năng tuyến giáp, tiểu đường, basedow,... cũng gây ra các tác động không tốt đối với thai nhi.
- Các yếu tố khác: Mẹ cao tuổi, lao động nặng nhọc, cơ thể thiếu dinh dưỡng,... cũng là những nguyên nhân gây ra hiện tượng thai chết lưu.Nguyên nhân từ phía thai nhi
- Rối loạn nhiễm sắc thể: Rối loạn nhiễm sắt thể thường là do gene di truyền hoặc có sự đột biến trong quá trình thụ tinh hay phát triển của phôi thai. Hãy cũng có thể là do những đột biến có sẵn của trứng hay tinh trùng từ người cha và mẹ. Với những bà mẹ càng cao tuổi thì tỷ lệ đột biến nhiễm sắc thể lại càng cao.
- Thai bị dị dạng như phù rau thai, não úng thủy, vô sọ,... thì cũng khó có thể phát triển được tiếp tục.
- Nhóm máu giữa mẹ và con có sự bất đồng do hai yếu tố Rh (+) và Rh (-).
- Thai nhi không lấy được không khí và dưỡng chất từ phía người mẹ do bánh nhau thai bị lão. Với trường hợp này nếu không được can thiệp kịp thời thì thai sẽ bị chết lưu.
- Sự phát triển không đồng đều của đa thai có thể làm một trong hai thai nhi bị chết.
Phía thành phần phụ của thai nhi
- Dây rốn là một trong những bộ phận quan trọng của thai nhi, vì vậy những vấn đề về dây rốn như: dây rốn bị chèn ép, dây rốn bị xoắn, dây rốn bị rối và dây rốn quấn vào cổ, thân hay các chi của bé,... đều sẽ gây ra những nguy hiểm thực sự cho thai nhi.
- Bánh nhau là một bộ phận khác mà những trục trặc xảy ra ở bánh nhau có thể khiến thai nhi tử vong. Các triệu chứng bất thường của bánh nhau gốm có: bánh nhau bị bong, xơ hóa, u mạch máu màng đệm,...
- Lượng nước ối bất thường, quá nhiều hay quá ít cũng làm thai nhi bị chết lưu.Cách điều trị và xử lý thai lưu
Đối với những mẹ bầu bị thai lưu thì việc điều trị là cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Nếu xử lý thai chết lưu chậm trễ, người mẹ có thể phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe do bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy, thai phụ phải thường xuyên đi khám và theo dõi tình trạng thai nhi để có thể sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường còn kịp thời xử lý.
Không phải trường hợp thai lưu nào cũng có cách điều trị giống nhau, phương pháp xử lý thai lưu sẽ phụ thuộc vào tuổi thai nhi.
Thông thường những người phụ nữ có dấu hiệu thai lưu khi tuổi thai nhi còn quá bé thì thai sẽ tự tiêu.
Những trường hợp tuổi thai đã lớn mà bị thai lưu thì phương pháp điều trị tốt nhất đó là phá thai bằng thuốc (gây sảy thai).
Còn đối với những trường hợp tuổi thai nhi đã quá lớn thì cần phải tiến hành hút thai hoặc nạo phá thai.
Việc lựa chọn hướng xử lý thai lưu nào an toàn và hiệu quả nhất sẽ do bác sĩ chuyên khoa quyết định sau khi có kết quả thăm khám, xét nghiệm cụ thể.
Khi phát hiện ra dấu hiệu thai lưu, thai phụ cần nhanh chóng đi kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình và tuyệt đối không được tự ý tìm cách điều trị thai lưu ở nhà vì sẽ rất nguy hiểm.
Sau khi xử lý thai lưu, mẹ bầu cần nghỉ ngơi trong vài tuần (khoảng 1 tháng).
Bị thai lưu là điều không ai mong muốn, nhưng nếu không may bị lưu thai thì thai phụ hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ phá thai uy tín để việc xử lý thai lưu có thể an toàn tuyệt đối. Đây là điều vô cùng quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản sau này của chị em phụ nữ.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các thai phụ hiểu rõ hơn về vấn đề thai lưu để biết cách phòng tránh và bảo vệ cho bản thân và thai nhi.