Nguyên nhân gây Viêm não Nhật Bản ở trẻ
Viêm não Nhật Bản là một trong những căn bệnh được xem là nguyên do cướp đi hàng triệu sinh mạng trẻ nhỏ trên toàn thế giới, căn bệnh này đang trở thành một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em từ 5 đến 9 tuổi. So với cùng kì năm 2013, Viêm não Nhật Bản đang có chiều hướng gia tăng nhiều hơn ở bệnh nhân nhi đồng.
Nguyên nhân gây Viêm não Nhật Bản ở trẻ
Tử thần mang tên Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh chỉ có thể phòng chống khi tiêm vaccine đầy đủ, bởi virus Viêm não Nhật Bản có thể xâm nhập vào bất cứ đối tượng ở bất cứ độ tuổi nào từ đó tạo nguy cơ cao hình thành Viêm não Nhật Bản ở người bệnh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc Viêm não Nhật Bản thường rơi vào độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi, một số trường hợp hạn hữu xuất hiện ở lứa tuổi lớn hơn. Ở người trưởng thành nếu chưa từng được tiêm chủng vaccine chống virus Viêm não Nhật Bản cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh Viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản được xem là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời do tỷ lệ tử vong khá cao, theo các báo cáo thống kê bệnh lý, tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh Viêm não Nhật Bản lên tới 30%. Còn lại những bệnh nhân có thể phục hồi thường có nhiều di chứng nặng nề về thần kinh như liệt, co giật, bệnh động kinh và chậm phát triển tâm thần. Một số trường hợp nặng có thể mất khả năng ngôn ngữ, bị câm, cử động bất thường ngoài ý muốn như run rẩy, gồng cứng người hoặc bị mất trí nhớ. Tỷ lệ để lại di chứng khá cao, lên tới 1⁄3 tổng người bệnh.
Nguyên nhân và phương thức lây truyền
Viêm não Nhật Bản hay viêm màng não Nhật Bản là tình trạng nhiễm trùng cấp tính được lây qua đường máu do một loại virus có ái tính với nhu mô não gây ra là virus Viêm não Nhật Bản B. Nguồn bệnh của Viêm não Nhật Bản được xác định là từ các loài chim hoang dã và gia súc như lợn, ngựa, liễu điều...và được lây truyền bởi côn trùng như muỗi đốt; hút máu động vật nhiễm virus và lây sang người. Ngoài nguồn lây chính từ muỗi thì bệnh Viêm não Nhật Bản không thể lây trực tiếp từ người sang người, việc ăn uống hoặc dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gữi với người bệnh cũng không gây lây nhiễm.
Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột bằng việc sốt cao đến 39-40 độ C kèm theo bị buồn nôn, nôn và đau đầu rồi dẫn đến co giật, lú lẫn và co cứng cơ. Vì vậy ngay khi gặp những triệu chứng này cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán kịp thời.
Ở trẻ nhỏ, triệu chứng của Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện hơn ngoại trừ các triệu chứng tiêu biểu và quan trọng như nôn, ói nhiều; thóp phồng ở trẻ sơ sinh; trẻ khóc liên tục không dỗ đươc hoặc khóc lớn hơn khi được bồng lên và thay đổi tư thế nằm; trẻ gồng cứng người...
Cách phòng chống
Biện pháp phòng chống Viêm não Nhật Bản chủ yếu là tiêm phòng vaccine Viêm não Nhật Bản. Loại vaccine phòng chống Viêm não Nhật Bản có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi ưu tiên cho trẻ từ 1-5 tuổi nằm trong vùng dịch lưu hành.
Liều tiêm Viêm não Nhật Bản được chia theo độ tuổi, có ba liều tạo miễn dịch cơ bản với các mũi tiêm cách liều: liều thứ 2 cách liều thứ nhất là 2 tuần, liều thứ 3 cách liều thứ 2 là một năm. Ngoài ra bố mẹ cũng cần đưa trẻ tiêm nhắc lại mỗi 3 năm 1 liều 1ml để có thể duy trì miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, bố mẹ trẻ cần phối hợp diệt muỗi, sử dụng đồ ăn an toàn và hợp vệ sinh, phát quang bụi rậm và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ tránh tiếp xúc với nguồn bệnh cũng như tạo điều kiện cho nguồn lây nhiễm phát triển.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ, vì vậy bố mẹ trẻ cần hiểu rõ nguyên nhân, ổ nguồn bệnh và cách lây truyền, dấu hiệu bệnh để nhận biết mau chóng và đưa trẻ đến thăm khám, điều trị kịp thời.
Hy vọng các thông tin về bệnh Viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ mà HoiBenh đã tổng hợp lại có thể giúp các bậc phụ huynh biết thêm nguồn tham khảo về bệnh, nhằm mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ tốt hơn.
Xem thêm:
- Mùa hè cảnh giác với bệnh Viêm não Nhật Bản
- Hiểm họa khôn lường từ bệnh viêm màng não mô cầu