Nguyên nhân chính khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Thai nhi bị dây rốn quấn cổ là điều mà không mẹ bầu nào mong muốn đến với con mình bởi nó ẩn chứa những nguy hiểm khó lường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và phải làm như thế nào? HoiBenh sẽ giúp độc giả tìm hiểu về điều này.
Nguyên nhân chính khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Thai nhi bị dây rốn quấn cổ là điều mà không mẹ bầu nào mong muốn đến với con mình bởi nó ẩn chứa những nguy hiểm khó lường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và phải làm như thế nào? HoiBenh sẽ giúp độc giả tìm hiểu về điều này.
Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ là gì?
Thông thường, thai nhi ở trong bào thai được kết nối với cơ thể người mẹ thông qua dây rốn. Đây cũng là “nguồn” để bé có thể tiếp nhận dinh dưỡng, tiếp nhận tất cả mọi thứ từ mẹ để phát triển. Khi sinh nở, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho bé, đầu của dây rốn sẽ bị cắt sát với bụng của bé thì đó chính là cuống rốn và cuống rốn sẽ khô, rụng hẳn trong vòng từ 10 – 21 ngày sau khi chào đời.
Mỗi dây rốn sẽ có chiều dài khoảng 56cm, có thể ngắn hơn một chút trong một số trường hợp. Ngoài chức năng để cung cấp oxy và dưỡng chất, dây rốn còn giúp người mẹ truyền kháng sinh (khi mẹ dùng kháng sinh) đến thai nhi. Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra ngoài nhau thai thế nên các mạch máu trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và rất sạch.
Hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi là do một nguyên nhân nào đó, hiện tượng này còn được gọi là tràng hoa quấn cổ. Có bé thì sẽ bị quấn một vòng quanh cổ nhưng cũng có bé bị quấn đến hai vòng.
Vì sao thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
Khi ở trong bụng mẹ, em bé sẽ không bao giờ giữ nguyên một tư thế cố định mà luôn lăn tròn, vận động thường xuyên trong tử cung của mẹ. Có bé thì vận động nhẹ nhàng nhưng một số khác thì lại vận động rất nhiều. Chính hoạt động của bé ở trong tử cung của mẹ như: duỗi chân, duỗi tay, lộn vòng tròn... có thể tạo ra sự vướng víu nhất định của dây rốn. Điều này lâu dần khiến dây rốn cuốn quanh cổ của bé.
Ngoài ra, việc mẹ vận động quá sức cũng làm ảnh hưởng tới điều này. Khi mẹ lao động quá sức sẽ khiến đầu của bé có xu hướng xoay xuống dưới, làm dây rốn cuộn xung quanh ban đầu sẽ lỏng rồi về sau sẽ thắt chặt hơn.
Mẹ chỉ có thông qua siêu âm mới phát hiện được chính xác hiện tượng này ở bé, thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ, một số khác phát hiện ở tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ. Do đó, mẹ cần đi khám thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể để ý hiện tượng thai bị máy bất thường bởi đó cũng có thể là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều bé khi bị dây rốn quấn chặt, thiếu oxy nên sẽ khó thở và đạp nhiều hơn ở trong bụng mẹ. Với những thai nhi nhỏ hoặc dây rốn dài hơn, mẹ nhiều nước ối hơn cũng có khả năng bị quấn cổ cao hơn.
Nguy hiểm khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Khi dây rốn quấn quanh cổ bé sẽ khiến quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng bị cản trở nên khi sinh ra bé dễ bị nhẹ cân, thiếu máu hay thậm chí là tử vong. Thế nhưng, có gần 30% thai nhi có dây rốn nằm ở vùng cổ, một số trường hợp khác thì bé sẽ tự thảo khi chuyển động trong bụng mẹ, số khác lại vận động cho tới lúc sinh ra. Trường hợp này không đáng lo và cũng không phải chỉ định mổ lấy thai, có rất hiếm trường hợp dây rốn quấn quanh cổ gây hại cho bé. Để muốn biết bé ổn hay không thì chỉ cần xác định lượng máu đi qua dây rốn là được.
Khi mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn quanh cổ có thể khiến bé bị treo lên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Thế nên, nếu có hiện tượng này, mẹ nên đến bác sĩ theo dõi chặt chẽ và đặt lịch định kỳ trước khi sinh.
Thường thì hiện tượng này không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh thế nhưng nếu dây rốn quấn chặt sẽ khiến bé bị thiếu oxy. Với những trường hợp bé bị tràng hoa quấn cổ mà có dấu hiệu co giật, chân tay run thì nên đưa bé đến ngay bệnh viện.
Như vậy, về cơ bản thì hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ không gây nguy hiểm gì cho bé. Thế nhưng, để hạn chế tình trạng này xảy ra, mẹ nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thích hợp, không làm việc nặng nhọc và không nên suy nghĩ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến bé. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và yên tâm chờ ngày con chào đời.
>>>Xem thêm: Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng nguy hiểm như thế nào?
>>>Xem thêm: Dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng có sao không?