Nguy hiểm khôn lường nếu ăn phải cá bị nhiễm độc Formosa
Cá là một thực phẩm không thể thiếu trong món ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Cá cung cấp nhiều protein và các acid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng nên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo một công bố mới đây cho biết nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh vùng ven biển miền Trung đã chính thức được xác nhận là do nguồn nước thải của Công ty TN...
Nguy hiểm khôn lường nếu ăn phải cá bị nhiễm độc Formosa
Cá là một thực phẩm không thể thiếu trong món ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Cá cung cấp nhiều protein và các acid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng nên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo một công bố mới đây cho biết nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh vùng ven biển miền Trung đã chính thức được xác nhận là do nguồn nước thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS). Trong đó có chứa các độc tố như Phenol, Cyanua, Hydroxit Sắt vượt quá mức cho phép. Và nếu như, người dân ăn phải cá có chứa những độc tố này thì là điều hết sức đáng lo ngại đến tình hình sức khỏe. Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng Vicare tìm hiểu ngay sau đây. Từ đó hi vọng bản thân mỗi người có thể tự nhận thức và bảo vệ được sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình một cách tốt nhất.
Triệu chứng khi ăn cá bị nhiễm độc Formosa
-Rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy)
-Rối loạn thần kinh và toàn thân như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mạch yếu, thở nhanh...
-Nặng hơn có thể xảy ra co giật, giãn đồng tử, nhịp tim chậm, nhiệt độ cơ thể giảm xuống, hôn mê và tử vong.
Nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn phải cá bị nhiễm độc
Trong nguồn nước thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh có chứa các thành phần là Phenol, Cyanua, Hydroxit Sắt. Theo các nghiên cứu, thì đây là 3 loại độc tố sẽ gây nguy hiểm rất cao nếu như sử dụng vượt mức cho phép; và hậu quả của chúng thì vô cùng đáng sợ cho con người và các loài động - thực vật nếu nhiễm phải.
1. Phenol
Phenol là một chất hữu cơ khá rẻ tiền, thông dụng trong ngành công nghiệp như sản xuất nhựa dẻo, sản phẩm cao su, hóa dược, sơn... Phenol được sản xuất với khối lượng lớn, chủ yếu là chất trung gian trong việc sản xuất các hóa chất khác như caprolactam, sử dụng làm nylon, sợi tổng hợp, và bisphenol A, sử dụng làm epoxy và nhựa. Phenol có thể gây độc cho cá, chim, động vật, giảm tuổi thọ, khả năng sinh sản. Khác với một số độc chất khác do công nghiệp thải ra như kim loại nặng, phenol không tích lũy được trong cơ thể người mà bị phân hủy tương đối nhanh. Phenol gây độc hại tới cơ thể con người thông qua tiêu hóa, hấp thụ da.
Nếu người ăn phải cá bị nhiễm chất Phenol sẽ có triệu chứng thở nhanh, nhiệt độ cơ thể giảm, tím tái, yếu cơ, mạch đập nhanh, hôn mê. Khi bị suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
2. Hydroxit sắt
Đây là hậu quả của quá trình xả sắt II ra nước biển. Chất này lấy oxy từ nước biến, oxy hóa thành sắt III, sau đó thủy phần thành huyền phù oxit sắt. Chúng có thể hấp thu được một số chất độc hại có trong nước thải, mang đi các nơi xa hơn, sau đó lắng xuống đáy biển gây ra các tác động độc hại thứ cấp. Hydroxit Sắt cũng có những tác động tức thì hoặc trường diễn với người ăn phải cá nhiễm độc, tùy theo hàm lượng mắc phải.
3. Cyanua
Cyanua cũng là một hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp như sản xuất sắt, thép, công nghiệp hóa chất hay xử lý nước thải. Cyanua và các hợp chất cyanua là một trong những thành phần của thuốc trừ sâu, nhựa, mạ điện và khai thác mỏ. Tuy nhiên đây là chất cực độc, nguy hiểm và khó xử lý nhất. Theo Viện Quản lý Cyanua Quốc tế (ICMI), cá và các loài động vật dưới nước đặc biệt nhạy cảm với Cyanua. Nồng độ các chất Cyanua tự do trong môi trường nước khác nhau:
-Từ 5 đến 7,2 mg/lít nước sẽ làm giảm hiệu suất bơi và ức chế sinh sản ở nhiều loài cá
-Từ 20-76 mg/lít nước, chất này có thể khiến nhiều loài cá chết,
-Nếu nồng độ vượt quá 200 mg/lít nước sẽ gây độc với tất cả các loài cá.
Con người có thể tiếp xúc với nồng độ thấp cyanua trong cuộc sống hàng ngày từ thực phẩm, thuốc... Ăn hoặc uống những thực phẩm chứa Cyanua có hàm lượng cao có thể khiến chúng ta bị nhiễm độc. Hoặc chúng có thể tích tụ bên trong cơ thể con người và gây hại cho sức khỏe theo thời gian. Các triệu chứng ban đầu của người bị nhiễm Cyanua là đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mạch yếu, thở nhanh, mặt đỏ, buồn nôn và nôn mửa. Nặng hơn có thể xảy ra co giật, giãn đồng tử, nhịp tim chậm, nhiệt độ cơ thể giảm xuống, hôn mê và tử vong.
Một số lưu ý để tránh tình trạng ăn cá bị nhiễm độc Formosa
Để có thể phân biệt được cá nhiễm độc và không nhiễm độc là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên hiện nay, sau khi có thông tin cá chết do nhiễm độc thì đa phần người dân cũng đã hạn chế ăn loại thực phẩm này. Điều này là một thiệt thòi đối với sức khỏe bởi cá có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy khi mua cá, chúng ta nên tuyệt đối lưu ý những điều dưới đây để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
-Nên chọn những địa chỉ để mua cá an toàn và uy tín, khi chọn cá phải chọn những con còn tươi, mang cá còn đỏ. Đảm bảo đó không phải cá chết hay cá ươn.
-Trước khi chế biến cá, có thể rã đông cá trong nước hoặc rửa nhiều lần. Vì có nhiều hóa chất có đặc tính tan trong nước nên việc làm này có thể làm giảm nồng độ độc tố nếu có trong cá.
-Nên vứt bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những mô này dễ nhiễm độc hơn.
-Thường xuyên giải độc cho cơ thể bằng các thực phẩm có chức năng giải độc như gạo lứt, chanh và quế.
-Nếu sau khi ăn xong và có xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc, cần lập tức ngừng ăn. Sau đó, phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để Bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời, hạn chế những nguy hiểm về sau.