Người Việt quá dễ dãi, thích ăn chỗ "bẩn", ngồi uống "bụi"

Người Việt Nam quá dễ dãi trong chọn thực phẩm và ăn uống, càng những nơi chen chúc mất vệ sinh thì mọi người lại càng thích và tập trung nhiều hơn, đây là cơ hội khiến thực phẩm kém an toàn có cơ hội tồn tại.

Người Việt quá dễ dãi, thích ăn chỗ Người Việt quá dễ dãi, thích ăn chỗ "bẩn", ngồi uống "bụi"

Dễ dãi chọn thực phẩm

Tại Hội thảo “Sức khỏe và An toàn Thực phẩm đối với cộng đồng” do Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Cục An Toàn Thực Phẩm tổ chức nhằm giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe thông qua bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là trong những tháng hè nắng nóng, đồng thời tuyên truyền rộng rãi hơn tới người tiêu dùng các kiến thức chung cần nắm để đối phó với vấn nạn thực phẩm bẩn.

Các chuyên gia về thực phẩm đã mổ xẻ cách chọn thực phẩm, sử dụng và chế biến thực phẩm như thế nào, ăn thực phẩm làm sao để đủ chất, cân đối dinh dưỡng. Đặc biệt là thói quen dễ dãi trong sử dụng thực phẩm khiến thực phẩm kém chất lượng có cơ hội tồn tại của người Việt.

Theo ông Đinh Quang Minh – Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng và đào tạo An toàn thực phẩm, Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, người dân Việt còn rất dễ dãi với thực phẩm nên “thực phẩm bẩn” mới có đất để sống.

Thực trạng tại Việt Nam có hơn 9,4 triệu nông dân, hơn 4 triệu ha đất chia thành nhiều mảnh và nước ta sử dụng khoảng 110 nghìn tấn hoá chất bảo vệ thực vật.

vicare.vn-nguoi-viet-qua-de-dai-thich-an-cho-ban-ngoi-uong-bui-body-1

Trong chăn nuôi sử dụng thức ăn có chất cấm để trục lợi như chất tạo nạc trong thịt lợn. Những chất tạo nạc Salbutamol hay Chiebutarol có thể khiến cơ thể con người bị nhiễm độc gây rối loạn tiêu hoá, tuần hoàn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Trong nuôi trồng thuỷ sản, ông Minh cho biết nhức nhối nhất là việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản.

Cả nước có trên 500 nghìn cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chủ yếu thủ công, lạc hậu, mang tính chất hộ gia đình.

Trước hàng loạt những thực trạng trên đang diễn ra hàng ngày trong công tác trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm cộng thêm với việc người Việt rất dễ dãi trong việc sử dụng thực phẩm.

Ông Minh cho biết không ở đâu người ta dễ dàng ăn uống như ở Việt Nam. Qua những chuyến thực tế, ông Minh đưa ra ví dụ người ta có thể ăn ở ngay bãi rác, nước cống đen ngòm, ăn ở bất cứ nơi nào dù rất bẩn, những nơi “bụi” lại được bạn trẻ thích, họ cho rằng như thế là vui mà không biết ở những nơi đó tiềm ẩn đủ thứ nguy cơ từ an toàn thực phẩm.

“Không ở đâu người ta chấp nhận ăn bún chửi như ở Hà Nội và thật lạ cứ quán nào bẩn bẩn, đông đông thì lại càng đông người vào. Họ chỉ cần ngon, bổ, rẻ là được mà không quan tâm tới an toàn thực phẩm.” – ông Minh nhấn mạnh.

Lấy minh chứng cho thói quen dễ dãi, ông Minh cho biết chỉ cần đi qua các khu vực cháo lòng tiết canh, bún đậu vỉa hè, trà chanh là biết người dân thích tụ tập ở những nơi kém vệ sinh. Họ chẳng cần quan tâm nguồn gốc sản phẩm và quy trình chế biến như thế nào mà cứ thấy thích là ăn.

Nếu mỗi người dân biết nói không với những quán ăn nhếch nhác, nhìn thấy người chế biến bẩn, không đảm bảo phải nhắc họ ngay thì người ta mới thay đổi. Theo ông Minh trong cuộc sống có thể dĩ hoà vi quý còn trong an toàn thực phẩm thì không nên mà nên nói thẳng để người bán hàng thay đổi và phải biết tẩy chay nhưng nơi không đảm bảo vệ sinh dù ngon đến mấy cũng nói không để người bán hàng họ biết được rằng ngon thôi chưa đủ mà cần phải an toàn, sạch sẽ.

vicare.vn-nguoi-viet-qua-de-dai-thich-an-cho-ban-ngoi-uong-bui-body-2

10 bí quyết chết biến thực phẩm an toàn

Năm 2016 cả nước có 3.841 ca ngộ độc thực phẩm và có 09 người chết, số ca này là những ca đã được thống kê ghi nhận ngoài ra còn nhiều ca chưa được ghi nhận. Ông Minh đã đưa ra 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm an toàn

2. Nấu chín kỹ thức ăn thực hiện ăn chín, uống sôi , ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ trước khí ăn

3. Ăn ngay sau khi nấu

4. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín. Trẻ em không nên cho ăn thực phẩm đã bảo quản nên ăn ngay. Không nên để số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh hoặc thực phẩm nấu chín không đủ độ lạnh nhanh cần thiết.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ

6. Tránh tiếp xúc giữa thức ăn sống và chín

7. Rửa tay sạch sau khi chế biến thực phẩm, trong lúc chế biến, đi vệ sinh. Nếu tay có vết thương phải che kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến

9. Che đậy thực phẩm tránh công trùng và động vật

10. Sử dụng nguồn nước sạch.

Theo Infonet

Xem thêm:

  • Bạn nên biết: Không phải thực phẩm nào ở siêu thị cũng an toàn
  • Thực phẩm bẩn: Kinh hoàng công nghệ chế biến pate, xúc xích bẩn