Ngực vẫn tiết sữa sau khi cai sữa cho con: Mẹ cần làm gì?

Sau khi cai sữa cho con, không ít bà mẹ mắc phải tình trạng ngực vẫn tiết sữa. Đây có phải là dấu hiệu bất thường hay không? Cần làm gì khi tình trạng này xuất hiện là câu hỏi được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm.

Ngực vẫn tiết sữa sau khi cai sữa cho con: Mẹ cần làm gì? Ngực vẫn tiết sữa sau khi cai sữa cho con: Mẹ cần làm gì?

Sau khi cai sữa cho con, không ít bà mẹ mắc phải tình trạng ngực vẫn tiết sữa. Đây có phải là dấu hiệu bất thường hay không? Cần làm gì khi tình trạng này xuất hiện là câu hỏi được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm.

1. Sữa mẹ được hình thành như thế nào?

Cơ chế hình thành sữa mẹ:

Sau khi sinh, các chất nội tiết của nhau thai bị giảm đột ngột, kích thích vùng dưới đồi – tuyến yên ở não tiết ra prolactin kích thích nhũ tố. Chất này kích thích chức năng tiết sữa ở ngực phụ nữ.

Sau khi gặp phản xạ mút đầu vú khi bú ở trẻ, chất prolactin tiết ra nhiều hơn, làm tăng sự tiết sữa ở ngực mẹ. Chính vì vậy,sau khi mẹ cai sữa cho bé, sẽ không còn phản xạ kích thích chất prolactin tiết sữa nữa nên tuyến sữa của mẹ sẽ cạn đi nhanh chóng. Đây là thời điểm mẹ bắt đầu cai sữa cho bé

Chất prolactin kích thích tiết sữa ở ngực mẹ.

2. Tại sao sau khi cai sữa cho con, ngực mẹ vẫn còn sữa?

Sau khi cho bé cai sữa được vài tháng, có khi là vài năm, một số mẹ vẫn thấy ngực mình tiết sữa. Nếu gặp phải trường hợp trên, mẹ nên kiểm tra lại xem chất chảy ra là sữa hay dịch, tình trạng xảy ra liên tục hay chỉ khi có kích thích vào vùng vú? Khi tiết sữa mẹ có thấy đau hoặc có dấu hiệu gì bất thường hay không?

Trong nhiều trường hợp, do mẹ sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm... cũng có thể là nguyên nhân gây tiết sữa và u tuyến yên.

Thực chất, việc tiết sữa sau khi cai sữa cho con là hiện tượng rối loạn bài tiết chất prolactin vùng dưới đồi – tuyến yên. Cũng có thể là rối loại chức năng khác hoặc bị u tuyến yên.

Nếu tình trạng tiết sữa kéo dài, mẹ có thể bị chậm kinh hoặc mất kinh. Trường hợp này thường gọi là “vô kinh- tiết sữa”. Mẹ cần đến bệnh viện, làm xét nghiệm định lượng chất prolactin trong cơ thể để xác định được nguyên nhân cũng như có cách điều trị phù hợp.

Trong trường hợp ngực mẹ tiết dịch chứ không phải là sữa, nhiều khả năng là dấu hiệu của bệnh lý ở vú. Đây là một hiện tượng nguy hiểm, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân gây tiết dịch, từ đó có những chuẩn đoán đúng đắn và kịp thời, tránh để quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng xấu cho sức khỏe của mẹ.

Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ việc cai sữa không đúng cách của người mẹ. các bà mẹ khi cai sữa cho con thường mắc phải 2 sai lầm:

Một là khi thấy ngực căng sau khi cai sữa thì ra sức vắt kiệt sữa dẫn đến tình trạng khó chấm dứt được sự tiết sữa tự nhiên của vú. Khi mẹ vắt sữa cũng giống như khi cho bé bú, đều kích thích các tuyến sữa tiết sữa.

Hai là khi ngực căng, tức mẹ cứ để mặc cũng không phải cách làm đúng. Việc này sẽ làm cho sữa bị ứ đọng trong hệ thống các ống dẫn gây cảm giác đau đớn do bầu sữa bị sưng, viêm tắc tia sữa hoặc áp xe vú.

Cần phải cai sữa cho con đúng cách, từ từ, từng bước một. Mẹ không nên dừng bú đột ngột mà nên giảm dần từng ngày, thay vào đó là những bữa ăn dặm, sữa ngoài. Như vậy, bé có thời gian “chuẩn bị tinh thần” và có thể mẹ sẽ tự dần điều chỉnh lượng sữa tiết ra và dừng hẳn.
vicare.vn-nguc-van-tiet-sua-sau-khi-cai-sua-cho-con-me-can-lam-gi-body-1

3. Cách khắc phục tình trạng này

Trong một vài trường hợp, sau khi cai sữa mẹ vẫn thấy ngực mình căng cứng, sữa về nhiều gây khó chịu, đau đớn thì mẹ có thể áp dụng cách sau:

Lấy khăn ấm chườm nhẹ nhàng hai bên vú để vú mềm ra rồi vắt đi từng chút một, không nên vắt cạn kiệt. Mẹ nên làm từ từ, giảm dần lượng sữa và thưa dần giữa các lần vắt.

Tuy nhiên, nếu như mẹ cai sữa lâu năm cho con rồi mà vẫn xuất hiện tình trạng tiết sữa ( dù là sữa hay dịch), các mẹ đều nên đến bệnh viện để khám xét cẩn thận, đồng thời tiến hành các xét nghiệm nội tiết để xác định rõ nguyên nhân, tránh trường hợp mắc bệnh lâu ngày rồi mới phát được phát hiện. Thường khi đi khám, mẹ phải làm một số xét nghiệm như xét nghiệm nội tiết, chụp X-quang vú, đôi khi phải chụp cả đáy sọ - nơi có tuyến yên để xem có dấu hiệu gì bất thường xảy ra hay không.

Như vậy, sau khi cai sữa cho con, ngực mẹ vẫn còn sữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, Mẹ cần phải theo dõi thường xuyên và có những biện pháp xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Phải làm gì khi ngực tiết sữa sau khi đã cai sữa cho con vài tháng?