Nghén nôn nhiều có sao không?

Bạn luôn lo lắng với mọi tình trạng khác thường xảy ra trong suốt giai đoạn mang thai. Đặc biệt có rất nhiều chị em thắc mắc tới vấn đề “nghén nôn nhiều có sao không?”.

Nghén nôn nhiều có sao không? Nghén nôn nhiều có sao không?

Bạn mới mang thai lần đầu không có bất kì kinh nghiệm nào trong việc chăm sóc cả bà bầu lẫn thai nhi. Điều này làm bạn luôn lo lắng với mọi tình trạng khác thường xảy ra trong suốt giai đoạn mang thai. Đặc biệt có rất nhiều chị em thắc mắc tới vấn đề “nghén nôn nhiều có sao không?”.

Hiện tượng ốm nghén nôn nhiều có sao không?

Ốm nghén hay cụ thể hơn là tình trạng buồn nôn và nôn là triệu chứng khá bình thường của phụ nữ khi mang thai. Hiện tượng ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 4 và kéo dài đến sau tuần thứ 14 của thai kì (một số trường hợp còn kéo đến 20 tuần và thậm chí đến khi sinh). Nguyên nhân của hiện tượng này rất có thể liên quan tới sự thay đổi nội tiết khi mang thai. Triệu chứng buồn nôn và nôn trong giai đoạn đầu có thể dẫn đến việc sụt cân ở mẹ nhưng cũng sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Nhưng nếu tình trình nghén nôn có nhiều và kéo dài có thể dẫn tới mất nươc, mất cân bằng điện giải thì cần lập tức đưa vào bệnh viện để truyền nước.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén của bà bầu

Điều trị ốm nghén nôn nhiều bằng thuốc

HoiBenh.vn_nghen-non-nhieu-co-sao-khong-body-1

Sử dụng thuốc điều trị nôn nhiều khi ôm nghén cần tuân theo chính xác chỉ định của bác sĩ.

Chứng buồn nôn khi thai nghén sẽ hết dần sau ba tháng. Nhưng nếu trong suốt ba tháng tình trạng này quá nặng, xảy ra thường xuyên liên tục sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé. Sử dụng thuốc để điều trị chứng ốm nghén nôn được xem là một giải pháp để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong thi mang thai rất có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn nên tuân theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ: sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian cho phép. Dưới đây là một số loại thuốc dùng để điều trị chứng nôn nhiều khi ốm nghén:

  • Pyridoxine: được xem như thuốc điều trị ban đầu cho chứng buồn nôn và nôn khi mang thai
  • Doxylamine với pyridoxine: có hiệu quả và được cơ thể dung nạp khá tốt
  • Prochlorperazine: có một cảnh báo khi sử dụng thuốc này vào giai đoạn cuối của thai kì có thể gây rối loạn thần kinh cho trẻ sơ sinh
  • Metoclopramide: thường được chỉ định dùng chống nôn trong thai kì.
  • Ondansetron: tác dụng phụ của thuốc là có thể gây táo bón cho người dùng
  • Mirtazapine: gây hạn chế cảm giác buồn nôn
  • Corticosteroid: tránh sử dụng thuốc trong 10 tuần đầu vì có thể liên quan tới tác nhân hở môi và hàm ếch.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng nghén nôn nhiều?

Tình trạng ốm nghén, buồn nôn và nôn nhiều làm cho các bà bầu mệt mỏi và khó chịu nhưng việc sử dụng thuốc đôi khi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, dưới đây sẽ là một số biện pháp giúp hạn chế triệu chứng này mà không cần dùng đến thuốc:

  • Ăn ít và chia thành nhiều bữa, ăn bất cả khi nào cảm thấy đói và không có cảm giác muốn nôn
  • Tránh các thực phẩm cay, nóng nhiều dẫu mỡ

HoiBenh.vn_nghen-non-nhieu-co-sao-khong-body-2

Hạn chế ăn các đồ nhiều dầu mỡ trong quá trình mang thai.

  • Đồ ăn lạnh hay thực phẩm đông lạnh có thể dung nạp tốt hơn vì không còn có mùi
  • Uống từng ngụm nước nhỏ và uống ít nhất 2 lít/ngày
  • Ngủ đủ giấc đúng giờ và thức dậy từ từ
  • Châm cứu cũng là biện pháp giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt sẽ làm giảm thiệu tình trạng mệt mỏi, ốm nghén khi mang thai. Hơn thế nữa, phụ nữ trong giai đoạn mang thai, cơ thể và cả tinh thần luôn rất nhạy cảm vì vậy việc cần được quan tâm chăm sóc từ người thân là cần thiết. Tâm lí thoải mái và vui vẻ vừa tốt cho sức khỏe của người mẹ vừa ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của thai nhi.

>>> Xem thêm: Mách mẹ bầu mẹo ăn uống tránh ốm nghén hiệu quả