Nên làm gì khi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Thông thường, mẹ bầu thường trải qua khoảng thời gian thai kỳ 40 tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến các mẹ lo lắng không biết xử trí như thế nào. Để giải đáp thắc mắc này, HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết này.

Nên làm gì khi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh Nên làm gì khi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Thông thường, mẹ bầu thường trải qua khoảng thời gian thai kỳ 40 tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến các mẹ lo lắng không biết xử trí như thế nào. Để giải đáp thắc mắc này, HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thai 40 tuần tuổi chưa có dấu hiệu chuyển dạ có sao không?

Theo thống kê, chỉ khoảng 3 - 5% phụ nữ mang thai chuyển dạ đúng ngày dự kiến, còn lại đều sinh sớm hoặc muộn hơn. Các chuyên gia khẳng định rằng việc mẹ bầu sinh muộn 1, 2 tuần hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới thai nhi nếu việc thăm khám vẫn được thực hiện thường xuyên và ổn định. Chính vì vậy, khi mang thai đã tới tuần 40 mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì các mẹ không nên quá lo lắng.

Nguyên nhân thai 40 tuần chưa chuyển dạ

Nguyên nhân đầu tiên khiến việc tính ngày dự sinh sai là do việc cung cấp sai lệch ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Nếu trước khi mang thai, người phụ nữ có chu kỳ kinh không đều hoặc ít theo dõi thì khả năng tính ngày dự sinh sai là rất cao.

Nguyên nhân thứ hai có thể là do lần siêu âm thai đầu tiên thực hiện muộn sau 3 tháng đầu mang thai, nghĩa là thời điểm siêu âm thai đầu tiên rơi vào tuần thứ 14 - 18. Sự phát triển của thai nhi ở giai này rất nhanh khiến sự tính toán trở nên nhầm lẫn.

Ngoài 2 yếu tố trên, một số yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng thai quá ngày: thiếu hụt enzyme ở nhau thai hoặc do hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp thấp, dây rốn thai nhi ngắn, ngôi thai không đúng trục,...

vicare.vn-nen-lam-gi-khi-thai-40-tuan-chua-co-dau-hieu-sinh2-body-1

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi thai quá ngày sinh

Tuần thứ 41 được xem là thời điểm thích hợp để bé chào đời bởi lúc này nhau thai bắt đầu già đi, ảnh hưởng đến chức năng cung cấp dinh dưỡng và oxy nuôi thai nhi, đe dọa đến sức khỏe cũng như sự an toàn tính mạng của trẻ. So với những trẻ sinh đủ ngày, trẻ sinh quá ngày có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao, có thể dẫn đến tử vong. Nếu không được phát hiện kịp thời, thai quá ngày có thể chết lưu, tử vong trong lúc mẹ chuyển dạ vì lượng nước ối giảm dần khiến dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện gây suy thai.

Cách giúp mẹ bầu chuyển dạ đúng ngày dự sinh

Mẹ bầu nên tham khảo một số bí quyết kích thích chuyển dạ sau:

  • Ăn cay theo sức chịu đựng của bản thân

  • Ăn nhiều dứa: Dứa có nhiều enzyme Bromelain giúp kích thích và làm mềm tử cung

  • Quan hệ: Trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung và Oxytocin có tác dụng làm tăng các cơn co, giúp bé nhanh chóng chào đời. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quan hệ khi đã vỡ ối vì có thể gây nhiễm trùng ối.

  • Kích thích vùng ngực: Khi bạn dùng bàn tay xoa tròn lên núm vú và quầng vú (khoảng 3 lần 1 ngày, mỗi lần khoảng 1 giờ) sẽ giúp sản sinh oxytocin, giúp bé yêu mau chào đời.

  • Đi bộ: Lực hấp dẫn sẽ giúp đẩy em bé xuống gần tử cung của mẹ bầu

vicare.vn-nen-lam-gi-khi-thai-40-tuan-chua-co-dau-hieu-sinh2-body-2

Cách xử lý khi thai quá ngày dự sinh

Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên thư giãn như xem phim, đọc sách, nghe nhạc hoặc ngủ, tránh vận động liên tục dẫn đến kiệt sức. Tốt nhất, mẹ bầu nên ở lại bệnh viện để được theo dõi kỹ càng. Khi đó, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để kiểm tra thai nhi. Xét nghiệm có thể cho thấy em bé khỏe mạnh và lượng nước ối bình thường hay không để quyết định chờ đến khi chuyển dạ hay cần kích thích cho sản phụ sinh. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường nào của mẹ hoặc của thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả mẹ và bé. Trong quá trình mổ lấy thai, mẹ bầu sẽ được kích thích tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ, nếu bé không có phản ứng gì tiêu cực, mẹ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24 - 48 giờ và hoàn toàn có thể sinh thường sau đó.

Như vậy, khi thai nhi đã được 40 tuần tuổi, các mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi tình hình sức khỏe thai nhi để có cách xử lý kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm:

  • Những dấu hiệu dễ nhận biết giúp chồng chuẩn bị cho vợ sắp sinh
  • Các hiện tượng mẹ bầu thường gặp trong những tháng sắp sinh