Nắng nóng kéo dài và nguy cơ bị bỏng da
Trong những ngày vừa qua, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 32 đến 34 độ C. Đặc biệt có những địa phương cao đỉnh điểm trên 35 độ. Với tiết trời nắng nóng kéo dài và nguy cơ bị bỏng da cho người dân là rất cao.
Nắng nóng kéo dài và nguy cơ bị bỏng da
Trong những ngày vừa qua, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 32 đến 34 độ C. Đặc biệt có những địa phương cao đỉnh điểm trên 35 độ. Với tiết trời nắng nóng kéo dài và nguy cơ bị bỏng da cho người dân là rất cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về thực trạng này và cách phòng tránh hiệu quả nhất.
1. Tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời
Các nhà khoa học trước đây đã khám phá ra 3 nhóm chính trong ánh sáng mặt trời dựa vào bước sóng của chúng đó là: tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy được và tia UV.
Tia UV mang lại những lợi ích cho con người như tổng hợp vitamin D cho cơ thể và có tác dụng kích thích các quá trình hoạt động của của thể ở liều lượng vừa phải. Ngoài những lợi ích nó mang lại thì khi nắng nóng kéo dài và nguy cơ bị bỏng da gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất cao:
- Chùm tia UVA chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 9,5% trong tổng lượng bức xạ mặt trời. Chúng có khả năng đâm xuyên qua quần áo hay cửa kính để gây hại trực tiếp cho làn da. Với bước sóng ngắn, chùm tia này có gây tác động đến lớp hạ bì khiến da bị khô sạm và nám. Bước sóng dài sẽ xâm nhập sâu vào tầng hạ bì và phá hủy lớp Collagen làm da nhanh chóng lão hóa.
- Tia UVB có bước sóng nhỏ nên đã bị suy giảm ở tầng khí quyển nên đa phần sẽ bị ngăn chặn bởi cửa kính hay quần áo. Khi tác dụng lên bề mặt da, chúng tấn công trực tiếp tầng biểu bì làm nên những tổn thương như khô sạm, cháy nắng và kích ứng gây đỏ da. Với cường độ cao và thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến lớp đáy tầng biểu bì làm nhiều tế bào bị hỏng, lâu ngày sẽ hình thành khối u và gây ung thư da.
- Chùm tia có năng lượng hủy diệt cao nhất là UVC. Chúng có khả năng tấn công và làm hủy hoại làn da cũng như đôi mắt của chúng ta. Nhờ có tần Ozone nên hầu như chùm tia này đã bị ngăn chặn khi chiếu xuống mặt đất. Tuy nhiên dưới sự suy giảm của tầng ozone hiện nay thì một lượng nhỏ của tia UVC vẫn có khả năng xâm nhập xuống bề mặt trái đất và gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe.
2. Những cách bảo vệ làn da khi trời nắng nóng kéo dài
2.1. Bôi kem chống nắng khi ra ngoài
- Đây là cách phổ biến được nhiều người áp dụng vì sự tiện lợi mà nó mang lại, nhất là khi phải tham gia những hoạt động ngoài trời. Kem chống nắng hiện nay có hai loại chính: Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
- Ưu điểm của kem chống nắng hóa học là thành phần có khả năng thấm hút nhanh nên không gây nhờn dính khó chịu, tạo ra màng lọc tia UV có tác dụng ngăn chặn, phân hủy tia UV trước khi gây hại đến da. Nhược điểm của loại kem này là độ bền không lâu, cần bôi lên da 30 phút trước khi ra ngoài và sau 2- 3 tiếng cần phải bôi lại.
- Kem chống nắng vật lý chứa thành phần kẽm oxit và titan dioxit lành tính nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhược điểm của sản phẩm này là gây bết dính và để lại những vạt trắng gây mất thẩm mỹ làn da.
- Ngoài việc lựa chọn dòng kem thì bạn cũng nên quan tâm đến hai thông số quan trọng đó là SPF và PA. SPF biểu thị chỉ số chống tia UVB. giá trị này càng cao thì khả năng chống UVB càng mạnh. PA là khả năng chống nắng, số cộng càng cao thì khả năng bảo vệ càng lớn. Các dòng sản phẩm có PA +++ đến PA ++++ là có bảo vệ da tốt nhất.
2.2. Sử dụng những dụng cụ chống nắng cơ học
Đây là biện pháp thường được nhiều người sử dụng bằng cách dùng mũ, áo khoác dài tay, găng tay, khẩu trang, kính chống nắng khi ra ngoài. Khả năng chống nắng bằng cách này cũng tương đối hiệu quả, tuy nhiên tia UVA có bước sóng dài nên vẫn có khả năng xuyên qua những vật dùng này để tác động đến da.
2.3. Chống nắng bằng phương pháp dinh dưỡng
- Cần bổ sung dinh dưỡng bằng những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất kháng viêm tự nhiên nên là da có khả năng tránh khỏi những tác động của ánh nắng mặt trời. Các loại trái cây và rau xanh chứa Vitamin sẽ giúp ích cho làn da của bạn, tuy nhiên không có tính bảo vệ toàn diện.
- Dùng viên uống chống nắng: Đây là biện pháp mới được sử dụng trong nhiều năm gần đây. Viên uống này có tác dụng bổ sung các chất chống oxy hóa, sửa chữa các DNA hư hại đồng thời phòng ngừa ung thư và lão hóa da hiệu quả.
- Ngoài ra, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào những giờ cao điểm khi tia UV ở mức cao nhất từ 11h đến 14h.
- Hạn chế các nguồn bức xạ nhân tạo như ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại. Sử dụng những tấm phim cách nhiệt cho cửa kính hoặc ô tô.
Xem thêm:
- Loại kem chống nắng nào là tốt nhất cho trẻ?
- Top 5 loại kem chống nắng shiseido cho da dầu
- Sau khi sinh, mẹ nên sử dụng kem chống nắng nào?