Mẹ bầu có biết tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Tiền sản giật được xem là biến chứng thai kỳ gây nguy hiểm hàng đầu cho các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, khi mắc phải tình trạng này chị em thường hay lo lắng và không biết tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Vì vậy, trong bài viết hôm nay, HoiBenh sẽ dành thời gian để cung cấp những thông tin hữu ích nhất liên quan đến vấn đề này gửi đến cho quý đọc giả.
Mẹ bầu có biết tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Tiền sản giật khi mang thai gây nguy hiểm lớn đến thai phụ
Khi mang thai, nếu như bạn là người lớn tuổi, có bệnh lý tiểu đường hay cao huyết áp, đag gặp phải các tình trạng về mạch máu và thận... thì đây là những nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn mắc phải tiền sản giật. Và giai đoạn xuất hiện tình trạng này là khi thai sau 20 tuần tuổi. Khi đó các chỉ số cao huyết áp, protein niệu đều thay đổi rõ rệt. Trường hợp nặng thì huyết áp sẽ ở mức tối thiểu > 110mmHg, Protein niệu > 3g/l. Chính vì thế mà khi thai càng lớn, nguy cơ mắc phải tiền sản giật càng cao; có những trường hợp đặc biệt chị em sẽ gặp phải biến chứng này trước khi thai 20 tuần.
Tiền sản giật khi mang thai sẽ khiến cho thai phụ xuất hiện những cơn sản giật, các cơn co giật này thường xuất hiện kèm theo đau đầu, mờ mắt và gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan như mắt, não, tim, phổi thận... Và nguy cơ phù phổi; đau tức vùng thượng vị do căng bao gan; gây vỡ gan hoặc suy gan, suy thận. Nếu không được xử lý kịp thời, mẹ bầu có thể cắn lưỡi và tử vong hay bị hôn mê sâu khi lên cơn sản giật. Và theo thống kê, số trường hợp gặp phải tiền sản giật thì phần lớn các thai phụ đều có nguy cơ cao xảy ra các cơn co giật; nếu như tiền sản giật không có sản giật thì vẫn để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra các bệnh lý tim mạch cho mẹ.
>>> Xem thêm: Giải đáp tất cả các vấn đề điều trị tiền sử tiền sản giật khi mang thai
Tiền sản giật khi mang thai ảnh hưởng đến cả thai nhi
Khi mắc phải hội chứng tiền sản giật, không chỉ riêng các bà mẹ gặp nguy hiểm mà ngay cả thai nhi vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thai có thể chậm phát triển, phát triển không tốt nhẹ cân... Khi mẹ lên các cơn co giật, lúc đó sẽ không còn thở được như bình thường nên sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy cho thai nhi trong bụng.
Đồng thời khi sức khỏe mẹ không được ổn định, quá trình tuần hoàn máu bị gián đoạn. Khi huyết áp tăng sẽ khiến cho tốc độ tuần hoàn giữa mẹ và con cũng giảm sút, kéo theo sự trao đổi chất cũng như dinh dưỡng cho con gặp vấn đề và không được đảm bảo. Ngoài ra tiền sản giật cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nguy cơ bong rau, sinh non, hay chính vì quá trình tuần hoàn giữa mẹ và con diễn ra trì trệ, mất cân bằng sẽ khiến cho thai tử vong.
Cách xử lý tiền sản giật khi mang thai
Thông thường nếu khi mang thai, bạn quan tâm và chăm sóc cho sức khỏe của mình bằng việc thăm khám định kỳ thì thai phụ có thể nhanh chóng được chẩn đoán nguy cơ mắc phải tiền sản giật - sản giật. Vì vậy mà có thể xử lý kịp thời, để hạn chế tối đa nguy hiểm.
Nếu bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ, mẹ bầu có những biểu hiện tiền sản giật khi mang thai thì nên nhanh chóng nhập viện và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như bạn chỉ mắc phải tiền sản giật nhẹ, thì có thể ăn uống và nghỉ ngơi theo hướng dẫn. Cần thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, khám thai...
Tiền sản giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy mẹ bầu nên chủ động phòng tránh là cách tốt nhất. Khi lên cơ sản giật, các cơ ở mặt, cổ sẽ có biểu hiện nhăn nhúm... Sau đó các cơ toàn thân sẽ bị co cứng hoàn toàn và lên cơn co giật, đồng thời kèm theo biểu hiện thở rít hay có thể ngưng thở tạm thời, mắt đảo ngược, lưỡi thè ra và thụt vào... Qua hết cơn, thì các triệu chứng này dần thuyên giảm, thở được... Nhưng có thể cơn co giật có thể trở lại mạnh hơn ngay lúc đó, và bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê.