Mang thai ở tuổi trên 40 và những điều bạn cần biết
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, các sản phụ thụ thai khi đã lớn tuổi ngày càng được bảo vệ và quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy vậy việc mang thai ở tuổi trên 40 vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và biến chứng xấu đối với cả mẹ và thai nhi vì vậy việc tự chuẩn bị cho mình trước khi mang thai là một điều cần thiết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh để hiểu hơn về những điều mà bạn cần phải biết và chuẩn bị cho mình khi mang thai ở tuổi trên
Mang thai ở tuổi trên 40 và những điều bạn cần biết
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, các sản phụ thụ thai khi đã lớn tuổi ngày càng được bảo vệ và quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy vậy việc mang thai ở tuổi trên 40 vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và biến chứng xấu đối với cả mẹ và thai nhi vì vậy việc tự chuẩn bị cho mình trước khi mang thai là một điều cần thiết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh để hiểu hơn về những điều mà bạn cần phải biết và chuẩn bị cho mình khi mang thai ở tuổi trên 40.
1. Chuẩn bị về sức khỏe trước khi mang thai ở tuổi 40
Lên lịch hẹn tư vấn với bác sĩ riêng hoặc bác sĩ sản khoa
Càng lớn tuổi, phụ nữ càng có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao hay tiểu đường vì thế bạn cần phải tiến hành thăm khám và có thể phải thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung cũng như kiểm tra phần khung xương chậu.
Bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem làm thế nào để tăng khả năng thụ thai, cần thay đổi lối sống ra sao để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh, hay bạn có thể tiếp tục sử dụng loại thuốc nào trong số những loại bạn đang dùng không và cùng bác sĩ đánh giá vấn đề sức khỏe nào là quan trọng nhất đối với bạn trước khi mang thai.
Thảo luận với bác sĩ về nguy cơ tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao
Đôi khi, tình trạng huyết áp cao và tiểu đường có thể tạm thời phát triển ở những phụ nữ mang thai muộn và ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Vì thế hãy thảo luận với bác sĩ về các nguy cơ của bạn và hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có thể làm gì để hạn chế chúng.
Cân nhắc kỹ lựa chọn sinh nở
Rất nhiều phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, các biến chứng liên quan đến mang thai ở độ tuổi này ngày càng tăng cao vì thế bạn cần cân nhắc kế hoạch sinh nở cụ thể với bác sĩ của bạn và đảm bảo bạn đã cân nhắc kĩ về các lựa chọn của mình.
Kiểm soát mọi vấn đề sức khỏe trước khi mang thai
Các bệnh lây qua đường tình dục sẽ có thể làm cản trở khả năng thụ thai của bạn, vì vậy trước khi bạn có ý định mang thai hãy đi khám để xem bạn có nguy cơ mắc bệnh nào không. Nếu như bạn đang có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, hãy đảm bảo rằng chúng được kiểm soát trước khi bạn cố gắng để có thai.>>> Xem thêm: Khám sức khỏe trước khi mang thai ở đâu?
2. Chuẩn bị về thể chất, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt
Hãy bắt đầu một chế độ ăn lành mạnh hơn
Thay đổi chế độ ăn là việc làm rất quan trọng trong thời gian mang thai bởi vì bạn sẽ cần tăng lượng dinh dưỡng nhất định trong thai kỳ. Vì thế trong suốt thời gian chuẩn bị mang thai, mang thai và sau mang thai bạn cần chú ý kĩ những vấn đề về dinh dưỡng như:
Ăn nhiều ngũ cốc: Hàng ngày bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên cám như là gạo nâu, lúa mạch nguyên cám, pasta nguyên cám và bánh mỳ nguyên cám. Bạn cũng nên ăn thật đa dạng các loại hoa quả và rau xanh trong suốt thời gian thai kỳ của mình.
Bổ sung đạm: Các loại đạm từ thịt gầy, hạt, trứng và các loại quả đậu, đặc biệt là cá chính là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và đạm dồi dào nhất cho bạn. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, tránh ăn các loại cá như cá thu, cá mập, cá kiếm và cá đổng quéo bởi vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa đóng vai trò quan trọng khi bạn mang thai nhờ có lượng canxi và Vitamin D dồi dào vì thế để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên chú ý bổ sung thêm những loại thực phẩm này.
Hạn chế đồ ăn có hại: Ngoài những loại thực phẩm nên sử dụng, có nhiều loại thực phẩm bạn cần hạn chế hoàn toàn trong suốt quá trình mang thai như các loại thịt sống, thịt nguội, hải sản hun khói, bất kỳ loại đồ ăn nào có chứa trứng sống, tránh các loại phô mai mềm như phô mai Brie và các loại chất kích thích, thuốc lá, rượu bia... và giảm thiểu sử dụng caffeine.Duy trì một mức cân nặng hợp lý
Ở những phụ nữ mang thai ở tuổi trên 40, nguy cơ bị huyết áp cao và tiểu đường đã tăng ở mức độ rất cao, khi kết hợp với việc thừa cân trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao cao hơn rất nhiều. Trong khi đó, việc thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ sinh non, cũng như cơ thể bạn cũng không đủ khỏe mạnh để nuôi dưỡng thai nhi.
Có chế độ luyện tập thể thao nhẹ nhàng
Có rất nhiều loại bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai đã được các bác sĩ khuyên nên tham gia trước cũng như là trong suốt thai kỳ như là các bài tập aerobic, đi bộ, yoga, bơi lội. Việc vận động không chỉ tốt cho quá trình thụ thai mà còn giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, sự dẻo dai và năng lượng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng với những bài tập có tư thế nằm ngửa vì những bài tập này làm hạn chế máu lưu thông, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.>>> Xem thêm: Giảm khả năng mang thai do thường xuyên căng thẳng!
3. Chuẩn bị tâm lý về các nguy cơ khi mang thai ở tuổi trên 40
Việc mang thai khi bạn trên 40 tuổi ngoài việc chuẩn bị về mặt thể chất và sức khỏe, tâm lý là một trong những vấn đề rất quan trọng mà bạn cần quan tâm. Bạn không chỉ phải thả lỏng cơ thể, để tinh thần ở trạng thái tốt nhất, tránh căng thẳng và mệt mỏi. Mà còn phải hiểu và chuẩn bị tâm lý về những tình huống xấu có thể xảy ra, những nguy cơ từ việc mang thai muộn. Hơn hết bạn phải chuẩn bị tâm lý và chắc chắn chấp nhận rủi ro khi quyết định mang thai.
Bạn nên nhớ khi mang thai ở tuổi trên 40 bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn vì trứng của những phụ nữ lớn tuổi không dễ dàng thụ thai như của phụ nữ trẻ tuổi, thậm chí là có thể mất tới sáu tháng để có thể được thụ thai. Bên cạnh đó có rất nhiều các nguy cơ mà bạn cần phải biết khi mang thai như:
Nguy cơ về rối loạn nhiễm sắc thể
Mỗi phụ nữ đều có một số lượng trứng nhất định trong cơ thể, và số lượng trứng khỏe mạnh hơn có xu hướng rụng khi bạn còn trẻ. Các trứng có đột biến nhiễm sắc thể thường rụng và được thụ tinh ở độ tuổi 40 và trên 40 tuổi. Khi bạn trên 40 tuổi, nguy cơ thai nhi mắc Hội chứng Down là 1 trong 60 trẻ và con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên theo độ tuổi. Vì thế bạn cần để ý đến nguy cơ này và phải luôn sẵn sàng tâm thế để làm các xét nghiệm cần thiết liên quan.Nguy cơ sảy thai cao
Việc sảy thai sẽ gây những thương tổn sâu sắc về sức khỏe và tinh thần của bà mẹ. Có rất nhiều phụ nữ đã sinh con khỏe mạnh ở độ tuổi trên 40, nhưng nguy cơ sảy thai do tình trạng sức khỏe, cũng như những bất thường về hormone còn phổ biến hơn cả. Bạn cần chuẩn bị tinh thần cũng như cảm xúc của mình để luôn sẵn sàng đón nhận nếu nguy cơ này xảy đến.
Hiểu rằng khả năng mang đa thai là cao
Khả năng sinh đôi, sinh ba sẽ tăng lên theo độ tuổi, đặc biệt là khi bạn sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc là các loại thuốc hỗ trợ sinh sản để tăng khả năng thụ thai. Vì vậy bạn cần đảm bảo chuẩn bị đủ tài chính khi quyết định mang đa thai và tự trang bị cho mình kiến thức về việc sinh đôi, sinh ba, bao gồm cả việc lựa chọn sinh nở.
Trên đây là những điều bạn cần biết và cần chuẩn bị trong quá trình mang thai ở tuổi trên 40. Hi vọng với những thông tin mà HoiBenh vừa cung cấp đã giúp bạn phần nào hiểu và yên tâm hơn về quá trình mang thai của mình. Từ đó có sự chuẩn bị thật kĩ cho quá trình mang thai của mình để chắc chắn rằng bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.