Mang thai bị ra huyết trắng và ngứa phải làm sao?
Cơ quan sinh sản của phụ nữ có câu tạo khá đặc biệt và phức tạp nên rất dễ gặp phải những bệnh lý như: huyết trắng ra nhiều, ngứa ngáy, viêm nhiễm,...Nhất là trong thời kì mang thai, do nội tiết và hormone thay đổi nên tình trạng này càng trầm trọng và khó chữa trị hơn bình thường vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
Mang thai bị ra huyết trắng và ngứa phải làm sao?
Cơ quan sinh sản của phụ nữ có cấu tạo khá đặc biệt và phức tạp nên rất dễ gặp phải những bệnh lý như: huyết trắng ra nhiều, ngứa ngáy, viêm nhiễm,... Nhất là trong thời kỳ mang thai, do nội tiết và hormone thay đổi nên tình trạng này càng trầm trọng và khó điều trị hơn bình thường vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
Nguyên nhân gây ra nhiều huyết trắng và ngứa khi mang thai
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư, tiết dịch từ âm đạo phụ nữ, có tác dụng giữ ẩm và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn cho hại cho vùng kín. Khi mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều huyết trắng hơn bình thường. Tuy nhiên, huyết trắng kèm theo ngứa là trường hợp đã bị viêm nhiễm hoặc mắc một bệnh lý nào đó.
Huyết trắng được xem là bình thường nếu không quá nhiều và ẩm ướt, màu trong, không mùi. Nhưng khi có màu khác thường kèm mùi hôi, âm đạo ngứa thì gọi là huyết trắng bệnh lý. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng huyết trắng bệnh lý khi mang thai là:
Do sự thay đổi nội tiết tố và hormone nên lượng huyết trắng tiết ra nhiều hơn.
Sự ẩm ướt của môi trường âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
Âm đạo bị nhiễm nấm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà,...
Thói quen vệ sinh không đúng cách, thụt rửa sâu khiến âm đạo bị tổn thương.
- Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn khi mang thai.
Huyết trắng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ cân bằng cho môi trường âm đạo, tuy nhiên mang thai khiến huyết trắng thay đổi cả về lượng và chất,khiến môi trường này bị phá vỡ, vi khuẩn xâm nhập gây ra những khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi.
Ảnh hưởng của việc ra nhiều huyết trắng và ngứa tới mẹ và thai nhi
Dù không quá lo ngại nguy hiểm nhưng nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, tình trạng huyết trắng và ngứa kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cả mẹ và thai nhi như
Ảnh hưởng tới mẹ:
Gây khó chịu và mất tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày.
Ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ.
Khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và stress khi phải lo lắng về tình trạng bệnh.
Ngại tiếp xúc và gặp gỡ mọi người xung quanh.
Để lâu dài dễ xâm nhập vào trong tới các cơ quan như tử cung, buồng trứng,...ảnh hưởng lâu dài về sau.
Ảnh hưởng tới thai nhi:
Dễ gây ra sự viêm nhiễm đến bào thai nếu vi khuẩn xâm nhập vào trong tử cung.
Thai nhi có thể gặp các vấn đề về da, hô hấp, tiêu hóa nếu tình trạng viêm nhiễm quá nặng.
Việc viêm nhiễm không được xử lý thì trong quá trình sinh nở trẻ sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Trường hợp nặng có thể gây thai chết lưu, sảy thai, sinh non,...
Biện pháp phòng tránh và điều trị tình trạng ra huyết trắng và ngứa khi mang thai.
Tốt nhất là nên có phương pháp phòng tránh bệnh thay vì để bị viêm nhiễm rồi mới tìm cách điều trị thì sẽ rất khó vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
Nên sử dụng quần áo, đồ lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, thoáng mát, không bí bách mồ hôi.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm ngày hai lần sáng tối.
Không nên lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày.
Không sử dụng băng vệ sinh hàng ngày quá nhiều.
Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế ăn đồ ngọt, ngủ quá muộn. Nên tập thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh stress, căng thẳng kéo dài.
Khi có hiện tượng ra nhiều huyết trắng và kèm theo ngứa cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị hợp lý.
Không tự ý sử dụng thuốc để bôi hay uống.
Ngoài ra có thể sử dụng một số cách thiên nhiên để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm như: dùng nước chè đặc pha thêm chút muối, nước lá trầu không,...