Mang thai ba tháng đầu bị cảm cúm có ảnh hưởng gì không?
Nhiều bà bầu bị cảm cúm khi mang thai, đặc biệt trong thời kỳ 3 tháng đầu thai kỳ, đã rất hoang mang, lo lắng, không biết có nguy hiểm gì cho thai nhi hay không. Vậy hãy cùng HoiBenh tham khảo về vấn đề cảm cúm khi mang thai qua bài viết sau đây.
Mang thai ba tháng đầu bị cảm cúm có ảnh hưởng gì không?
Nhiều bà bầu bị cảm cúm khi mang thai, đặc biệt trong thời kỳ 3 tháng đầu thai kỳ, đã rất hoang mang, lo lắng, không biết có nguy hiểm gì cho thai nhi hay không. Vậy hãy cùng HoiBenh tham khảo về vấn đề cảm cúm khi mang thai qua bài viết sau đây.
Mang thai 3 tháng đầu bị cúm có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Theo như nghiên cứu cho thấy, virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi. Khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên, nhưng không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cao cho thai nhi ở giai đoạn đầu mang thai (có thể lên tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh...). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên phụ nữ có thai trong thời kỳ đầu mà bị nhiễm loại virus này thì nên phá thai.
Với virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì dẫn đến tình trạng sốt cao, còn khi bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.Bạn nên biết rằng với những thai kỳ bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai nhi được sinh ra. Vì thế, những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời ký đầu mang thai mà thai nhi sau khi sinh ra có di tật rất có thể không phải do virus cúm gây ra.
Nếu bà bầu bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ngày nay, với các máy siêu âm 4D hiện đại, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai nhi như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống, dị tật ở tim, ở thận, ở ruột hay ở não,... Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản
Mẹ bầu bị cúm khi mang thai 3 tháng đầu cần phải làm gì?
Việc sử dụng thuốc trị cảm cúm trong thời kỳ mang thai rất hạn chế và cần có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ. Bởi việc uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Các loại thuốc đều có tác dụng phụ và có thể gây dị tật thai nhi.
Thay vào đó, khi bị cúm, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau để giảm bớt triệu chứng:
- Dùng nước muối sinh lý (hoặc nước muối biển) rửa sạch mũi, xì cho ra hết chất nhầy ở mũi.
- Khi hỉ mũi, tốt nhất mẹ nên dùng khăn giấy mềm để lau, tránh làm cọ sát vào mũi gây rát và không được hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tổn hại đến màng nhĩ.
- Ăn nhiều tỏi hoặc có thể dùng nước ép tỏi nhỏ mũi để làm mũi dễ chịu hơn.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C như ổi, bưởi cam và quýt để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu tình trạng cảm cúm kéo dài kèm theo những biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, cơ thể mỏi mệt thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Các loại thuốc guaifenesin điều trị sổ mũi và long đàm được báo cáo là có khả năng làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn ở một số ít trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với thuốc. Các loại thuốc dextromethorphan chuyên điều trị các chứng ho được cho là an toàn vì không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người.
Thuốc gây tê benzocaine được kết hợp với dextromethorphan để điều trị bệnh viêm họng. Thuốc benzocaine không đi vào máu nên không gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Các thuốc giảm đau và hạ sốt acetaminophen đã được nghiên cứu kỹ và an toàn để sử dụng trong thai kỳ miễn là bạn không dùng quá liều ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang bầu phải làm sao?
Cảm cúm thường có các triệu chứng như đau đầu, sốt, nghẹt mũi, thậm chí buồn nôn và nôn, nên mẹ bầu thường rất khó chịu và theo thói quen là sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm bán trên thị trường để tự điều trị. Điều này rất nguy hiểm vì một số loại thuốc thông thường có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho em bé của bạn.
Nếu bạn đang mang thai và lỡ uống thuốc cảm cúm mua ngoài thị trường thì cần dừng ngay loại thuốc đang dùng, giữ lại vỏ thuốc, nhớ liều lượng và thời gian dùng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay sau đó để được trực tiếp thăm khám, xét nghiệm và xin tư vấn về loại thuốc bạn đã dùng để trị cúm.
Tuy nhiên không phải loại thuốc trị cúm nào cũng gây nguy hiểm cho thai nhi. Điều đó sẽ được bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc để quyết định việc sử dụng thuốc cho bà mẹ khi bị cúm.
Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị cúm cho bà bầu như Acetaminophen để giảm sốt. Tốt nhất, nếu có những dấu hiệu của cúm như sốt cao, nhức đầu hay đau mỏi toàn thân, bạn nên tới ngay các trung tâm chuyên khoa truyền nhiễm để được bác sĩ tư vấn. Hãy cẩn thận ghi lại tất cả các thuốc mà bạn đang dùng kèm theo liều lượng sử dụng để báo cáo bác sĩ khi cần thiết.Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu
Để phòng tránh cảm cúm, mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên và uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
Bất cứ khi nào ra ngoài bạn nên cẩn thận chuẩn bị cho mình một chiếc áo mưa. Vì nếu bị ướt người, bạn sẽ dễ bị cảm.
Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm tránh để quạt thẳng vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ để đảm bảo không bị lạnh và ho.
Qua những thông tin HoiBenh chia sẻ trên đây, chắc chắn các mẹ bầu đã biết cách bảo vệ và chăm sóc cho bản thân tốt nhất để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.