Mách bạn một số lưu ý khi sử dụng thuốc dọa sảy thai

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, sẽ cần dùng thuốc dọa sảy thai và các biện pháp hỗ trợ nhầm mục đích giữ được thai khỏe mạnh.

Mách bạn một số lưu ý khi sử dụng thuốc dọa sảy thai Mách bạn một số lưu ý khi sử dụng thuốc dọa sảy thai

Dọa sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn trứng chưa bong khỏi niêm mạc tử cung, dấu hiệu thường gặp là đau bụng ra máu (với thai dưới 3 tháng tuổi), đau bụng chuyển dạ, cổ tử cung chưa mở (với thai từ 4 đến 6 tháng tuổi).

Khi đến khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình hình của thai nhi và kết luận mẹ có bị dọa sảy thai không.

1. Thuốc dọa sảy thai và lưu ý khi sử dụng

Thuốc dọa sảy thai phổ biến nhất hiện nay là các chế phẩm của Progesteron. Thuốc bao gồm đầy đủ các đặc tính của hormone Progesteron tự nhiên như: kháng Estrogene, trợ thai, kháng Aldosteron, kháng Androgene (động lực kháng nhẹ).

Thuốc dọa sảy thai được nạp vào cơ thể qua đường uống hoặc đường âm đạo. Cụ thể như sau:

  • Đường uống

Ngay sau khi uống thuốc, nồng độ Progesteron trong máy sẽ tăng lên, tăng cao nhất khoảng 1 – 3 giờ sau khi uống. Do thuốc có một thời gian lưu lại trong các mô nhất định nên cần sử dụng 2 lần/ngày, cách nhau 12h để nồng độ Progesteron bão hòa trong 24h liên tục.

  • Đường âm đạo

Một số trường hợp dọa sảy thai sẽ được chỉ định đặt âm đạo. Ngay sau khi đặt vào âm đạo, Progesteron sẽ nhanh chóng được hấp thu qua lớp niêm mạc âm đạo, vào máu làm nồng độ Progesteron tăng lên nhanh chóng chỉ sau 1h đặt thuốc. Sau khi đặt thuốc từ 2h đến 6h, nồng độ Progesteron trong máu sẽ đạt tối đa. Thông thường, cần dùng thuốc đặt Progesteron 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trong thời gian điều trị.

Đặt thuốc Progesteron theo đường âm đạo thường được chỉ định thay cho thuốc uống trong trường hợp buồn ngủ sau khi uống thuốc, người bị bệnh gan.

Liều dùng cần thiết của Progesteron theo đường uống và đường đặt âm đạo chỉ định là 200mg đến 400mg/ngày, chia 2 lần.

vicare.vn_mach-ban-mot-so-luu-y-khi-su-dung-thuoc-doa-say-thai-body-1

Tùy trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dọa sảy thai uống hay đặt âm đạo

2. Một số biện pháp phòng ngừa dọa sảy thai

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ cũng đưa ra một số lời khuyên để phòng ngừa dọa sảy thai như sau:

  • Khám thai thường xuyên: Khám thai thường xuyên, theo chỉ định của bác sĩ không những phát hiện sớm dọa sảy thai để có hướng điều trị mà còn giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi đầy đủ và chính xác nhất
  • Thuốc bổ sung: Axit Folic, Sắt, Canxi là những loại thuốc phụ nữ mang thai cần bổ sung để có một thai kỳ khỏe mạnh. Về liều dùng, thời gian sử dụng những loại thuốc bổ này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn của phụ nữ mang thai cần đủ chất dinh dưỡng, protein, chất xơ, hoa quả tươi, ngũ cốc. Trong thời gian mang thai, cần tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe phụ nữ và thai nhi như: thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, cafein, chất thích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn chưa được chế biến chín...
  • Tập thể dục điều độ: Yoga, tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện sức khỏe và tâm lý phụ nữ mang thai, góp phần phòng tránh dọa sảy thai.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Phụ nữ bị dọa sảy thai sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường. Chính vì vậy, cần tránh vận động mạnh và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ thai nhi.

vicare.vn_mach-ban-mot-so-luu-y-khi-su-dung-thuoc-doa-say-thai-body-2

Khám thai định kỳ để sớm phát hiện dọa sảy thai

Dọa sảy thai đặc biệt dễ gặp ở những phụ nữ có tiền sử sảy thai – Những đối tượng này cần đặc biệt chú ý khi mang thai. Việc sử dụng thuốc dọa sảy thai là cần thiết để giữ cho thai nhi phát triển bình thường. Tuy nhiên, tùy điều kiện và cơ địa của bản thân có thể lựa chọn thuốc uống hay thuốc đặt âm đạo cho phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi thấy có dấu hiệu dọa sảy thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian mang thai.