Lý do khiến bạn luôn cảm thấy lạnh dù đã mặc nhiều áo
Bạn mặc nhiều lớp áo. Lớp áo nọ chồng lên lớp áo kia nhưng vẫn cảm thấy lạnh. Vậy lý do khiến bạn luôn cảm thấy lạnh dù đã mặc nhiều áo là gì? Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao bạn cứ co ro vì lạnh nhé!
Lý do khiến bạn luôn cảm thấy lạnh dù đã mặc nhiều áo
1. Không ngủ đủ giấc
Mất ngủ vừa khiến bạn mệt mỏi vừa làm cơ thể mất khả năng kiểm soát nhiệt. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ làm giảm nhiệt độ ở bàn chân và bàn tay.
2. Thiếu máu
Thiếu máu là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn cảm thấy lạnh, đặc biệt là tay và chân. Khi cơ thể thiếu máu, nó sẽ không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp oxy đến các mô.
Nếu bạn bị thiếu máu, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó tập trung, và nhức đầu. Khi bệnh nặng hơn, bạn sẽ đối mặt với tình trạng móng tay giòn, da tái, khó thở và kém minh mẫn, chóng mặt khi đứng lên.
3. Cơ thể quá ít mỡ hoặc thiếu cân
Nếu cơ thể có quá ít chất béo, bạn có thể cảm thấy lạnh hơn. Ngoài ra, nếu bạn bị thiếu cân (BMI dưới 18,5), cơ thể có ít calo đốt để sưởi ấm. Quá trình trao đổi chất chậm lại và bạn cảm thấy lạnh hơn.
4. Biếng ăn
Biếng ăn là căn bệnh rối loạn ăn uống khiến người bệnh bị đói và giảm cân. Điều này có nghĩa là lượng chất béo trong cơ thể thấp và không thể giữ ấm cho cơ thể.
5. Tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao bất thường. Và điều này có thể gây tổn thương thần kinh, các dây thần kinh ở bàn chân và chân bị ảnh hưởng nhất. Bạn có thể bị tê, đau hoặc ngứa ran ở chân và cảm thấy lạnh.
6. Suy giáp
Cảm thấy lạnh có thể là dấu hiệu của suy giáp. Tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến quá trình trao đổi chất chậm lại và ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm của cơ thể. Ngoài khiến cơ thể lạnh hơn, suy giáp còn gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, tóc và da khô, đau nhức cơ bắp, tăng cân, và thậm chí trầm cảm.
7. Suy nhược thần kinh
Vùng dưới đồi ở não điều khiển hormone kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tâm trạng, giấc ngủ,... Vùng dưới đối này có thể khiến cơ thể có nhiệt độ thấp, nhịp tim chậm, đi tiểu thường xuyên, cảm giác khát, thèm ăn và tăng cân đột ngột. Ngoài ra, các yếu tố khác nhau như nhiễm trùng, viêm, các vấn đề di truyền, chấn thương não hoặc bức xạ có thể gây ra rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
Theo Emdep