Lý do hay bị đau lưng, tê chân là gì?
Bạn thường hay thắc mắc rằng không rõ là hiện tượng bị đau lưng và tê chân của mình là biểu hiện của căn bệnh nào? Có gây nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe của mình sau này hay không? Hãy cùng HoiBenh tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé.
Lý do hay bị đau lưng, tê chân là gì?
Hay bị đau lưng và tê chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Tình trạng bị đau nhức, mỏi lưng kèm theo đó là hiện tượng tê chân trái hoặc phải, bên cạnh đó còn có xuất hiện dấu hiệu đau nhức mỏi vùng hông, mông rồi lan dàn xuống chân, đùi... Đây có thể là do người bệnh bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép lên vùng dây thần kinh tọa dẫn đến tình trạng này.
Tuy nhiên, để có thể xác định được chính xác các dấu hiệu tê chân, đau lưng có phải là do căn bệnh thoát vị đĩa đệm hay không thì bạn cần phải nên đến bệnh viện để kiểm tra. Tốt nhất là nên đi đến các khoa xương khớp, chụp chiếu để có thể phát hiện được bệnh một cách chính xác nhất, kịp thời nhất để từ đó đưa ra được các phương pháp nhằm ngăn ngừa sự chuyển biến xấu của bệnh, và bệnh được điều trị tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Các biện pháp ngăn ngừa
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một vài bí quyết nhằm điều trị và ngăn chặn bệnh được hiệu quả sau đây :
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng nhằm giúp xương khớp khỏe mạnh. Hiện tượng tê chân có thể do thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như B1, B12, acidfolic...vì vậy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ phần nào giúp cơ thể được khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật được tốt hơn.
- Tập thể dục hàng ngày để cơ thể được khỏe mạnh.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi...
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc nam, các loại cây thảo dược, cây cỏ đôi khi có sẵn trong vườn nhà cũng có tác dụng trị bệnh hiệu quả mà bạn không biết.
Bài thuốc chữa đau lưng, tê chân tay bằng cây xấu hổ
Nguyên liệu: rễ cây xấu hổ
Cách thực hiện: bạn có thể dễ dàng thấy loại cây này vì nó mọc dại ở khắp mọi nơi; đem rễ cây xấu hổ đi rửa thật sạch, thái mỏng ra rồi phơi khô; tiếp theo, tẩm thêm vào đó một chút rượu rồi đem sao cho vàng lên. Mỗi ngày sử dụng khoảng chừng 30g rễ của cây xấu hổ với khoảng 3 – 4 bát nước; đun đến khi nào chỉ còn lại khoảng 1 bát nước là được. Mỗi ngày uống 2 bát thuốc sắc như thế này, kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả thu được.
Tác dụng của cây xấu hổ: có thể dùng để thông kinh, giải độc... điều trị các loại bệnh về xương khớp, mất ngủ, viêm dạ dày, giảm đau...Lời khuyên khi bị đau lưng, tê chân
Hay bị đau lựng, tê chân có thể chỉ là biểu hiện của một bệnh lí nhưng cũng có thể là của 2 bệnh lí khác nhau. Hiện tượng đau lưng có thể liên quan đến các bệnh lí về xương khớp cột sống, thận... Với các bệnh lí này thì người bệnh cần phải đi đến các chuyên khoa xương khớp hoặc thận tiết niệu để xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh như xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận, chụp X – quang cột sống...
Hiện tượng tê chân thì có thể do một số các nguyên nhân như cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là acidfolic, B1, B12; các dây thần kinh bị tổn thương do bệnh cột sống, tiểu đường... Nhất là một số các bệnh lí tại vùng cột sống thắt lưng gây ra sự chèn ép ở các dây thần kinh và xuất hiện các triệu chứng như tê chân, tê mỏi hông.
Người bệnh mà đã có tiền sử bị đau lưng nhiều lần thì tốt nhất là nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Đồng thời, thiết lập một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ tập thể dục đều đặn, thường xuyên phù hợp với thể trạng để hệ thống xương khớp luôn khỏe mạnh và được thư giãn. Không nên mang vác vật nặng, đứng quá nhiều, đứng sai tư thế... Tránh việc bắt chéo chân khi ngồi, bởi việc này sẽ khiến cho cột sống có xu hướng vặn ngược lại, càng dễ khiến người bệnh bị đau lưng hơn.
Dù là hiện tượng gì đi nữa thì tốt nhất là bạn vẫn nên đi khám nếu thấy các dấu hiệu như đau lưng, tê chân để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, có phương pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời nhất.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.