Làm thế nào để tôi biết tôi mắc bệnh giang mai?

Làm thế nào để biết bản thân mắc bệnh giang mai? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Để biết được bản thân có mắc bệnh giang mai hay không, bạn có thể dựa vào những triệu chứng mình mắc phải cũng như thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện uy tín.

Làm thế nào để tôi biết tôi mắc bệnh giang mai? Làm thế nào để tôi biết tôi mắc bệnh giang mai?

Làm thế nào để biết bản thân mắc bệnh giang mai? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Để biết chính xác bạn có mắc bệnh này không, hãy cũng HoiBenh tham khảo bài viết sau đây.

Làm thế nào để biết tôi mắc bệnh giang mai?

Để biết được bản thân có mắc bệnh giang mai hay không, bạn có thể dựa vào những triệu chứng mình mắc phải cũng như thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện uy tín.

Những triệu chứng của bệnh giang mai

Bạn có thể tìm hiểu và để ý xem bản thân có mắc những triệu chứng của bệnh giang mai hay không. Mỗi thời điểm bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể như:

  • Đối với giai đoạn đầu: Sau một thời gian ủ bệnh khoảng 3 - 90 ngày, những triệu chứng của bệnh bắt đầu đánh dấu bằng sự xuất hiện của các nốt sần nhỏ màu hồng, chai cứng, mọc thành các cụm săng giang mai. Chúng có biểu hiện không đau, không ngứa và bề mặt mềm, sau đó dần dần những săng giang mai sẽ loét ra và lành lại sau vài tuần.

  • Giai đoạn hai: Những nốt ban đỏ sẽ xuất hiện ở khắp cơ thể, nhiều nhất là lòng bàn tay và lòng bàn chân. Phát ban sẽ mọc riêng rẽ hoặc thành từng mảng khác nhau. Triệu chứng này có thể mất sau 1 - 3 tuần. Ngoài ta người bệnh còn xuất hiện những dấu hiệu như cúm, mệt mỏi, đau họng, sốt và nổi hạch ở vùng bẹn.

  • Giai đoạn ba: Bệnh giang mai có thể tái phát sau 10 - 30 năm, lúc này bệnh sẽ phát triển thành giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch. Giai đoạn này bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, tới não, tầm nhìn thị lực giảm nghiêm trọng.

Khi xuất hiện những biểu hiện này cần tới khám tại các cơ sở y tế uy tín để có thể có những phác đồ điều trị kịp thời, tốt nhất.

vicare.vn-lam-the-nao-de-toi-biet-toi-mac-benh-giang-mai-body-1

Các phương pháp xét nghiệm giang mai

Ngoài việc chú ý tới những triệu chứng của bệnh, bạn cần thực hiện các xét nghiệm để biết được có mắc giang mai hay không qua những phương pháp sau:

Xét nghiệm khi chưa có biểu hiện

Đối với trường hợp mới bị nhiễm bệnh giang mai, do chưa có các triệu chứng cụ thể nên việc xét nghiệm bệnh tương đối phức tạp. Nguyên nhân là do cơ thể chưa tạo ra kháng thể, cũng như xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy ở môi trường nhân tạo.

Do đó cách chẩn đoán chính xác nhất là lấy những vết loét giang mai, dịch âm đạo ở nữ và dịch niệu đạo đối với nam để soi trên kính hiển vi tìm xoắn khuẩn giang mai.

Khi có những biểu hiện thực hiện làm xét nghiệm RPR và TPHA

Khi bạn có các biểu hiện lâm sàng sẽ được các bác sĩ chỉ định làm hai phép thử là Test Rapid Plasma Reagin (RPR) và Treponema Pallidum Haemagglutination Asay (TPHA). Phép thử này được thực hiện như sau:

Trước tiên là làm xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR. Nếu như kết quả cho là âm tính, nghĩa là người bệnh không bị bệnh giang mai. Đối với trường hợp cho kết quả là dương tính, có khả năng là bạn đã mắc giang mai. Để chắc chắn, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định lượng hay làm phản ứng khẳng định bằng TPHA, bởi không phải trường hợp nào việc thực hiện xét nghiệm RPR cũng mang lại kết quả chính xác.

Sau khi có kết quả nhiễm bệnh giang mai qua xét nghiệm RPR, các bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện xét nghiệm khẳng định bằng TPHA. Nếu như kết quả là dương tính thì khả năng bạn bị giang mai là rất cao. Tuy nhiên đối với trường hợp bạn không có bất kỳ hành vi quan hệ tình dục nào, hoặc quan hệ tình dục không an toàn mà có kết quả TPHA (+). Vậy bạn nên thực hiện thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc và phân biệt bệnh giang mai với những bệnh nhiễm trùng khác.

RPR ngoài được dùng để xét nghiệm giang mai thì nó còn được dùng để theo dõi, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Nếu như lượng kháng thể giang mai gia tăng hay không giảm, có nghĩa việc hỗ trợ điều trị không mang lại hiệu quả.

Cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

  • Để điều trị bệnh giang mai bạn nên áp dụng cách điều trị như sau:

  • Bước 1: Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh.

  • Bước 2: Khống chế vi khuẩn. Đây là phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng sẽ can thiệp vào gene mầm bệnh, sau đó sẽ phá hủy cấu trúc của gene giúp khống chế việc các vi khuẩn phát triển.

  • Bước 3: Diệt khuẩn. Những Ion trong thuốc sẽ tác động trực tiếp đến các ổ bệnh giúp tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng, xóa chất độc do mầm bệnh sinh sản ra và phục hồi những chức năng của các cơ quan tổ chức.

  • Bước 4: Miễn dịch. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục tế bào, tiêu diệt tận gốc bệnh tật.

vicare.vn-lam-the-nao-de-toi-biet-toi-mac-benh-giang-mai-body-2

Thời gian chữa bệnh giang mai

Giang mai là bệnh phức tạp vì thế thời gian điều trị khá dài, đòi hỏi người bệnh phải vô cùng kiên nhẫn. Thời gian chữa bệnh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh cũng như loại giang mai mà bạn mắc phải.

Nếu chữa trị ở giai đoạn đầu

Bạn cần đi kiểm tra huyết thanh định kỳ 3 tháng/ lần ở năm đầu tiên mắc bệnh. Sau đó thời gian kiểm tra được kéo dài ra 5 tháng/lần. Việc kiểm tra này sẽ kéo dài trong vòng 2 – 3 năm.

Hơn nữa các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dịch não tủy của bệnh nhân để đề phòng bệnh giang mai thần kinh không triệu chứng. Nếu như thực hiện xét nghiệm huyết thanh mà phát hiện ra triệu chứng của bệnh giang mai tái phát, vậy số lần điều trị phải tăng gấp đôi.

Chữa trị bệnh giang mai ở giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn cuối

Sau khi điều trị giang mai ở 2 giai đoạn xong, bệnh nhân cần đi kiểm tra huyết thanh định kỳ trong khoảng 3 năm để tham khảo các bác sĩ, theo dõi tình trạng bệnh cũng như đưa ra các quyết định có nên dừng việc quan sát bệnh hay không.

Điều trị bệnh giang mai tim mạch, giang mai thần kinh

Đối với những người mắc hai loại giang mai này, cần thực hiện theo dõi tình trạng suốt đời.

Trị bệnh giang mai đối với chị em phụ nữ mang thai

Sau khi điều trị xong bạn vẫn cần tiếp tục tiến hành xét nghiệm phản ứng huyết thanh hàng tháng trước và sau khi sinh nở.

Xét nghiệm chẩn đoán giang mai tại HoiBenh Home

Với xét nghiệm chẩn đoán giang mai, không phải ai cũng muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, một phần vì bệnh viện luôn quá tải, sẽ rất mất công phải chờ đợi đến lượt. Vậy tại sao không chọn xét nghiệm tại nhà?

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mắc bệnh giang mai bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.

vicare.vn-lam-the-nao-de-toi-biet-toi-mac-benh-giang-mai-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp xét nghiệm chỉ số TPHA giúp phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương (huyết thanh) của người bệnh bị giang mai.

Chi phí xét nghiệm TPHA

  • Giá xét nghiệm TPHA của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 89,000 đồng.
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Xem thêm:

  • Chẩn đoán sớm bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA
  • Xét nghiệm máu có phát hiện giang mai không?