Làm thế nào để nói không với nhiễm trùng tầng sinh môn?

Việc chăm sóc sản phụ để tránh nhiễm trùng tầng sinh môn là vô cùng quan trọng nó không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn ảnh hưởng tới chuyện “vợ chồng” vì thế trước khi xảy ra hiện tượng viêm nhiễm, tốt nhất bạn nên phòng ngừa để đảm bảo tình trạng này không xảy ra, hãy chú ý tới khâu vệ sinh, chế độ ăn uống, đi lại...

Làm thế nào để nói không với nhiễm trùng tầng sinh môn? Làm thế nào để nói không với nhiễm trùng tầng sinh môn?

Việc chăm sóc sản phụ để tránh nhiễm trùng tầng sinh môn là vô cùng quan trọng nó không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn ảnh hưởng tới chuyện “vợ chồng” vì thế trước khi xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Tốt nhất bạn nên phòng ngừa để đảm bảo tình trạng này không xảy ra, hãy chú ý tới khâu vệ sinh, chế độ ăn uống, đi lại...

Bạn biết đây, tầng sinh môn là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn, có chiều dài khoảng 3-5cm. Việc rạch tầng sinh môn trong sinh nở được áp dụng rộng rãi trong giới y khoa ngày nay nhằm giúp sản phụ thuận lợi hơn trong quá trình sinh nở đặc biệt với những người khó sinh. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là việc chăm sóc sản phụ lại khó khăn thêm một phần bởi nếu không chăm sóc cần thận sẽ dễ dàng dẫn tới tình trạng nhiễm trùng tầng sinh môn gây hậu quả xấu tới sức khỏe và cuộc sống của mẹ.

Sau khi sinh nở, vết may trên tầng sinh môn cũng như những vết khâu khác trên cơ thể khi bạn bị thương vì thế các mẹ cần lưu ý chăm sóc. Hơn nữa, vì nằm ở vị trí khá “nhạy cảm” nên việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn thường không tiện, đồng thời cũng tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian lành vết thương nhanh hay chậm chính vì vậy các mẹ đừng sốt ruột mà nên chú ý chăm sóc vết thương hợp lý. Vết may này cũng giống như vết thương thông thường vì thế nếu chẳng may có dị vật hoặc không được vệ sinh sạch sẽ thì nó càng lâu lành thậm chí dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Hoặc tình trạng xấu nhất khi vết may không được chăm sóc cẩn thận dẫn tới hiện tượng co cơ, tình trạng đứt chỉ, nhiễm trùng, không lành sẹo.... vì thế hãy chú ý chăm sóc vết thương nhất là trong khâu vệ sinh.

Để nói không với nhiễm trùng tầng sinh môn đồng thời giúp vết thương nhanh lành lại và tái tạo vùng da, không lưu lại sẹo sau này, không gây khó khăn cho việc sinh hoạt vợ chồng, HoiBenh khuyên các mẹ cần lưu ý tới chế độ ăn uống, khâu vệ sinh, đi lại.... để đảm bảo sự hồi phục cho vết may.

Khâu vệ sinh

vicare.vn-lam-nao-de-noi-khong-voi-nhiem-trung-tang-sinh-mon-body-1

Vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng tầng sinh môn.

Hàng ngày, bạn hãy dùng nước ấm để vệ sinh ít nhất 3 lần/ ngày, tuy nhiên hãy nhẹ nhàng rửa và dội từ từ để đảm bảo vết thương không bị bục. Sau đó, các mẹ nên dùng khăn mềm lau khô để nước không bị động lại trong vết thương sẽ không tốt cho sự hồi phục. Ngoài ra, vì thời gian này các mẹ vẫn cần dùng băng vệ sinh do sản dịch vậy nên hãy thay băng thường xuyên đặc biệt không để băng vệ sinh chà xát vào vết khâu.

Khi đi tiểu tiện

Buốt và xót khi đi tiểu là tình trạng không thể tránh khỏi khi khâu tầng sinh môn, để giảm tình trạng này các mẹ có thể dùng nước ấm vừa đi tiểu vừa dội từ từ để xoa dịu sự đau xót ấy. Sau đó, tương tự như khi vệ sinh hãy dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô để không đọng lại nước bên trong vết khâu.

Dùng quần chip

Những món đồ rộng rãi, thoáng mát luôn được các sản phụ ưu tiên sử dụng vì sự thoải mái mà nó mang lại. Với quần chip cũng vậy, các mẹ nên dùng đồ thoáng và sạch, nếu có thể hãy dùng loại quần mặc một lần hoặc quần lót bông, cotton... nói chung là những loại quần mang tới cảm giác dễ chịu mà không gây ảnh hưởng xấu tới vết khâu.

vicare.vn-lam-nao-de-noi-khong-voi-nhiem-trung-tang-sinh-mon-body-2

Nên sử dụng quần chip phù hợp.

Việc đi lại

Sau khi sinh tầng sinh môn thường bị rạch vì thế việc đau đớn là điều không thể tránh khỏi, cùng với đó là mệt mỏi do mất máu và phải dùng sức. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên vì thế mà lười đi lại, điều đó không hề tốt cho việc hồi phục sức khỏe hay vết khâu, khi đi lại hãy chú ý đi thật nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu nhanh hơn, đồng thời làm giảm sưng vết khâu khiến vết thương mau chóng lành lại.

Chế độ ăn uống

Bữa ăn của sản phụ nên đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, thông thường những thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa tốt cho dạ dày và đại tràng là những gì nên dùng. Thêm vào đó, hãy đảm bảo rằng cơ thể mẹ đủ nước bằng cách uống nhiều nước để giảm nguy mơ mắc chứng táo bón khiến vết khâu nặng hơn.

Quan hệ vợ chồng

Sau khi sinh, vết thương cùng với cơ thể chưa hoàn toàn phục hồi vì thế hãy cố gắng “nhịn” quan hệ vợ chồng cho tới khi vết khâu lành hẳn, không còn đau buốt để tránh tình trạng mất tự chủ trong tiểu tiện hay rò âm đạo – hậu môn, nguy cơ bị nhiễm trùng vết khâu.

Ngoài ra, để xoa dịu cảm giác đau đớn của tầng sinh môn bạn cũng có thể sử dụng gói chườm lạnh để giảm sưng, giúp bạn giảm cảm giác đau buốt, đồng thời có lợi cho việc hồi phục vết thương, tránh nhiễm trùng sau này. Thêm vào đó, bạn cũng không nên dùng thuốc theo lời khuyên mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Không những thế, khi rời giường thì biện pháp tốt nhất để tránh gây giãn vùng hạ bộ chính là bước từ từ về một phía chứ không nên ngồi dậy