Làm sao để "làm chuyện ấy" khi mang thai an toàn và thú vị?
"Làm chuyện ấy" khi mang thai là vấn đề nhận rất nhiều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho đời sống tình dục trong thai kỳ.
Làm sao để "làm chuyện ấy" khi mang thai an toàn và thú vị?
"Làm chuyện ấy" khi mang thai là một vấn đề được rất nhiều cặp đôi quan tâm. Rất nhiều người lo lắng về sức khỏe của cả mẹ và bé liệu có bị ảnh hưởng xấu, đặc biệt khi “làm chuyện ấy” vào những tháng cuối của thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích dưới góc nhìn chuyên gia để các mẹ bầu có thể "làm chuyện ấy" khi mang thai một cách an toàn nhưng cũng không kém phần thú vị.
“Làm chuyện ấy” khi mang thai có an toàn không?
Nếu không có biến chứng bất thường thì hầu hết phụ nữ đều có thể tiếp tục "làm chuyện ấy" khi mang thai cho đến khi vỡ ối hoặc khi đau đẻ. Mặc dù có một số trường hợp bạn có thể cần phải thay đổi hoạt động này một chút hoặc kiêng hoàn toàn trong một thời gian hay thậm chí toàn bộ thai kỳ. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn sẽ cho bạn biết liệu bạn có - hoặc đang phát triển - các biến chứng khiến cho việc "làm chuyện ấy" khi mang thai trở thành điều cấm kỵ. Nếu bạn không chắc chắn, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
“Làm chuyện ấy” khi mang thai có gây hại cho em bé?
Không hề, thai nhi sẽ không bị tổn thương khi mẹ của bé "làm chuyện ấy” khi mang thai. Túi ối và các cơ bắp mạnh mẽ của tử cung sẽ bảo vệ em bé, giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Trong thời gian giao hợp, dương vật không vượt quá âm đạo, vì vậy nó sẽ không chạm được tới em bé.
Liệu “làm chuyện ấy” khi mang thai có kích thích cơn co dạ con sớm?
Câu trả lời là "Không", nếu bạn có một thai kỳ bình thường và ít nguy hiểm. Kích thích tình dục hoặc cực khoái không thể gây ra các cơn co dạ cơn sớm hoặc gây sẩy thai. Tuy rằng cực khoái có thể gây co thắt tử cung nhẹ (như kích thích núm vú và chất prostaglandins trong tinh dịch), các cơn co thắt thường tạm thời và vô hại.
Cảm giác “làm chuyện ấy” khi mang thai có khác bình thường không?
Nhiều phụ nữ cho rằng họ cảm thấy khác lạ khi “làm chuyện ấy” khi mang thai. Một số cảm thấy việc đó thú vị hơn, ít nhất là đôi lúc như vậy. Những người lại có thể cho thấy “làm chuyện ấy” khi mang thai kém hấp dẫn hơn trước, có thể là trong một thời gian hay cả quá trình mang bầu.
Việc tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu có thể gây ứ máu của bộ phận sinh dục. Sự nhạy cảm cao có thể đem lại khoái cảm trong tình dục. Bạn có thể có nhiều dịch tiết âm đạo hoặc độ ẩm, đó cũng có thể là một lợi thế.
Mặt khác, bạn có thể không thích những thay đổi về cảm nhận đó và có thể thấy rằng sự ứ máu ở bộ phận sinh dục mang lại cho bạn một cảm giác đầy ứ khó chịu. Và, như đã đề cập ở trên, bạn cũng có thể cảm nhận được một số cơn đau bụng nhẹ hoặc co thắt trong hoặc ngay sau khi giao hợp hoặc cực khoái.
Ngực của bạn có thể cảm thấy tê tê, mềm, và nhạy cảm một cách bất thường khi chạm vào, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Sự nhạy cảm nói chung sẽ giảm, nhưng bộ ngực của bạn có thể vẫn còn rất nhạy cảm. Một số phụ nữ sẽ cảm thấy kích thích với sự nhạy cảm cực độ này, trong khi những người khác lại không (và thậm chí họ cũng không muốn ngực bị chạm vào tí nào).
Hãy cho đối phương biết bất cứ khi nào bạn thấy không thoải mái, dù hai bạn có thể đã thường xuyên làm “chuyện ấy” nhiều trước đó. Nếu bạn cảm thấy bị kích thích nhưng không muốn giao hợp, hãy thử các hoạt động khiêu dâm khác, chẳng hạn như âu yếm lẫn nhau, "làm chuyện ấy" bằng miệng, hoặc thủ dâm. Thử nghiệm và điều chỉnh sẽ làm cho việc quan hệ tình dục trở nên thoải mái và thú vị cho cả hai bạn.
Cũng nên nhớ rằng có nhiều cách để hai bạn thân mật hơn "làm chuyện ấy" khi mang thai. Nếu bạn không cảm thấy muốn"làm chuyện ấy" khi mang thai hoặc bác sĩ của bạn khuyên bạn không nên, bạn vẫn có thể ôm, hôn và vuốt ve nhau.
Tôi đã ít khi có ham muốn kể từ khi mang thai. Đây có phải là điều bình thường?
Có sự khác biệt rất lớn trong nhu cầu tình dục giữa các mẹ bầu. Một số phụ nữ có ham muốn tình dục cao trong suốt thai kỳ, trong khi những người khác ít quan tâm đến “chuyện ấy”. Có những người lại không có ham muốn ổn định, có lẽ tùy thuộc thể chất và cảm xúc.
Bạn có thể thấy quá mệt mỏi, ủ rũ hoặc buồn nôn khi làm tình, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Cảm thấy choáng ngợp bởi những thay đổi về thể chất và tinh thần bạn đang trải qua không phải là một điều bất thường. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng- bạn có thể thấy ham muốn trở lại trong tam cá nguyệt thứ hai sau khi ốm nghén và khi những cơn mệt mỏi đã biến mất.
Tuy vậy cũng không hiếm khi ham muốn suy giảm dần trong ba tháng cuối, đặc biệt là trong một hoặc hai tháng cuối. Tại thời điểm này, có thể do do bụng bầu của bạn đã quá lớn, đau nhức, hoặc kiệt sức để có thể làm tình một cách thoải mái. Bạn có thể cảm thấy không tự tin với sự thay đổi này hoặc đang bận tâm hơn với khi việc sinh bé tới gần.
Hãy để đối phương biết bạn cảm thấy thế nào và trấn an rằng bạn vẫn yêu anh ấy. Quan trọng là phải duy trì việc giao tiếp cởi mở và hỗ trợ lẫn nhau một cách tốt nhất có thể để bạn có thể cùng nhau vượt qua những thử thách.
Liệu “làm chuyện ấy” khi mang thai có ảnh hưởng đến đời sống tình dục của đối phương?
Hầu hết các đối phương sẽ cảm thấy người phụ nữ của họ khi mang thai hấp dẫn hơn bao giờ hết, mặc dù không phải tất cả đều thấy như vậu. Nhưng cũng có một số lý do khiến cho khao khát “làm chuyện ấy” khi mang thai của đối phương giảm xuống là một phần thời gian trong quá trình mang thai của bạn. Ví dụ, đối tác của bạn có thể lo lắng về những gánh nặng của việc làm cha mẹ, và nỗi lo lắng đó có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.
Có lẽ lý do phổ biến nhất mà những người đàn ông chần chừ khi “làm chuyện ấy” khi mang thai là sợ rằng giao hợp sẽ làm tổn thương thai nhi. Nếu đối phương cần được bảo đảm về sự an toàn của "làm chuyện ấy" khi mang thai, hãy cùng anh ấy tới buổi khám thai định kỳ kế tiếp.
Quan trọng nhất, hãy nói chuyện với nhau về nỗi sợ hãi và lo lắng của bạn, cũng như nhu cầu và ham muốn của bạn. Giao tiếp cởi mở có thể xoa dịu căng thẳng và cho phép bạn thư giãn, thương yêu lẫn nhau, và tìm cách để trở nên thân thiết hơn, cho dù hai bạn có “làm chuyện ấy” khi mang thai hay không.
“Làm chuyện ấy” khi mang thai qua đường miệng liệu có an toàn?
Đa phần thì việc quan hệ tình dục bằng miệng là an toàn. Tuy nhiên, tuyệt đối không xâm phạm quá sâu vào “vùng kín” của bạn. Quá nhiều không khí xâm nhập vào âm đạo có thể gây ra tắc mạch khí. Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng nó có thể đe dọa tính mạng cho bạn hoặc em bé.
“Làm chuyện ấy” khi mang thai qua đường miệng không an toàn cho đối phương nếu anh ấy đang có dấu hiệu của mụn rộp sinh dục. Đặc biệt trong ba tháng cuối, nếu đối phương đã từng bị mụn rộp sinh dục, hai bạn nên tránh hoàn toàn việc “yêu” qua đường miệng.
Nếu bạn không chắc chắn liệu đối phương có nhiễm HIV hay không, sử dụng màng chăn miệng (một miếng chắn bạn đặt giữa “vùng kín” và miệng đối phương). Một người có thể lây truyền HIV chỉ qua vết xước hoặc vết cắt nhỏ trong miệng.
Làm thế nào tôi có thể bảo vệ bản thân mình khỏi bị nhiễm trùng khi “làm chuyện ấy” lúc mang thai?
Nếu bạn đang có nguy cơ bị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs) - nghĩa là bạn đang không ở trong một mối quan hệ một vợ một chồng với đối phương - bạn nên tránh “làm chuyện ấy" khi mang thai hoặc chí ít là sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Nếu bạn khôg muốn sử dụng bao cao su thường, hãy sử dụng bao cao su poliuretan cho nam hoặc nữ.
Tư thế “làm chuyện ấy” khi mang thai nào là tốt nhất?
Bạn có thể sẽ phải thử nghiệm để tìm ra tư thế "làm chuyện ấy" khi mang thai nào thoải mái nhất cho bạn. Việc tìm một tư thế thoải mái cho “chuyện ấy” khi cái thai lớn dần.
Ví dụ, tư thế “truyền thống” (đối phương ở trên) sẽ trở nên khó khan hơn khi ngày gần ngày lâm bồn. (Nếu bạn áp dụng tư thế này sau ba tháng đầu tiên, hãy chèn một chiếc gối dưới lưng bạn để giữ bạn hơi nghiêng, và chắc chắn rằng đối tác của bạn kiểm soát trọng lượng của mình để không đè trên bụng của bạn.)
Tôi nên gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh khi gặp phải những triệu chứng sau "làm chuyện ấy" khi mang thai nào?
Thường thì bạn sẽ cảm thấy co thắt trong hoặc sau khi giao hợp hoặc cực khoái, nhưng nếu nó không biến mất sau một vài phút, hoặc nếu bạn đau đớn hay chảy máu sau khi "làm chuyện ấy" khi mang thai, hãy gọi người chăm sóc của bạn.
Đừng ngần ngại nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh bất cứ khi nào bạn có thắc mắc nào về tình dục, đặc biệt là nếu bạn không chắc chắn liệu bạn cần phải tránh hoặc có những lo ngại về sự an toàn của em bé. Nếu bạn được chỉ định cần phải ngừng quan hệ tình dục, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ mình cần phải tránh sự giao hợp hay cực khoái hay cả hai.
Cũng cần nhớ nên đề cập với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về chuyện tình dục trong sau khi em bé được sinh ra.
Nguồn: Babycenter