Kinh nghiệm sinh mổ ở viện C dành cho các mẹ chuẩn bị vượt cạn

Bệnh viện phụ sản Trung Ương – viện C là địa chỉ được khá nhiều sản phụ tìm đến, nhất là những người dự đoán phải sinh mổ. HoiBenh xin gửi tới các bạn một số kinh nghiệm sinh mổ ở viện C để chị em có thêm kinh nghiệm trước giây phút quan trọng này.

Kinh nghiệm sinh mổ ở viện C dành cho các mẹ chuẩn bị vượt cạn Kinh nghiệm sinh mổ ở viện C dành cho các mẹ chuẩn bị vượt cạn

Bệnh viện Phụ sản Trung ương – viện C là địa chỉ được khá nhiều sản phụ tìm đến, nhất là những người dự đoán phải sinh mổ. HoiBenh xin gửi tới các bạn một số kinh nghiệm sinh mổ ở viện C để chị em có thêm kinh nghiệm trước giây phút quan trọng này.

Đăng ký sinh mổ ở Viện C

Để được sinh mổ tại viện C các thai phụ phải làm một hồ sơ sinh với đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng của thai nhi. Tốt nhất chị em nên đăng ký khám thai ở viện C từ tuần 26 – 28 trở đi để các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của cả mẹ và con đồng thời dễ làm hồ sơ sinh đẻ hơn.

Lúc làm hồ sơ sinh các mẹ bầu sẽ liên hệ quầy thủ tục ở khu nhà A, bốc số thứ tự và sau đó làm một số xét nghiệm, chẩn đoán theo yêu cầu của bác sĩ. Chi phí làm hồ sơ rơi vào khoảng 1 triệu cho đến 1triệu 300 đồng tuỳ thuộc vào các xét nghiệm phải làm (chi phí này sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán từ 50% - 80% theo quy định).
vicare.vn-kinh-nghiem-sinh-mo-o-vien-c-danh-cho-chi-em-body-1

Nhập viện để sinh

Tuy đã làm hồ sơ sinh từ trước nhưng khi nhập viện đăng ký sinh thì các mẹ bầu vẫn phải bốc số thứ tự và làm các thủ tục cần thiết. Nếu không muốn chờ đợi thì khi tới ngày dự sinh chị em có thể gọi điện thoại đăng ký trước (chỉ dành cho sinh dịch vụ) hoặc trực tiếp đi vào theo cổng cấp cứu và để người nhà đi đăng ký sinh sau.

Chi phí đóng tạm ứng cho mỗi lần sinh mổ là 5 triệu đồng, số tiền nãy sẽ được thanh toán lại sau khi bảo hiểm y tế chi trả còn thừa hoặc đóng thêm nếu chưa đủ viện phí.

Chị em có thể chọn một trong hai loại sinh mổ ở viện C là sinh dịch vụ hoặc không dịch vụ. Đối với thai phụ sinh mổ tốt nhất nên chọn sinh dịch vụ vì sẽ đảm bảo một mẹ một con một giường bệnh, tránh chen chúc làm vỡ vết mổ hoặc nhiễm trùng sau này. Có ba loại giường dịch vụ là 300k/ giường nhỏ - 5 giường một phòng, dùng vệ sinh chung ngoài hành lang, 500k/ giường trung – 3 giường một phòng, vệ sinh chung và giường 700k/ giường lớn – 2 hoặc 3 giường 1 phòng, nhà vệ sinh ngay trong phòng. Các chị em cần lưu ý sinh dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả nhưng chỉ chi trả các khoản có trong quy định như phí mổ, tiền thuốc còn các khoản phát sinh như giường dịch vụ hay chi phí chọn bác sĩ không được tính.

Thông thường chi phí mổ sau khi đã trừ bảo hiểm y tế mất khoảng 1,5 triệu đồng. Chi phí y tá chăm sóc, y tá phụ mổ, bồi dưỡng bác sĩ mổ cũng có định mức cụ thể. Nếu không có bảo hiểm y tế thì chị em nên chọn gói sinh mổ dịch vụ trọn gói hết 12 triệu đồng.

Nghỉ ngơi, chăm sóc sau khi sinh mổ ở viện C

Sau khi mổ chị em sẽ phải lưu lại bệnh viện từ 5 – 10 ngày để theo dõi tình trạng vết mổ. Ngày đầu tiên mẹ sẽ được nằm hồi thuốc gây tê và được băng bó sau đó. Mỗi ngày các y tá thăm khám, phát quần áo mới, tiêm thuốc và vệ sinh vết mổ cho mẹ để tránh xảy ra nhiễm trùng. Sinh mổ ở viện C khá an toàn vì các bác sĩ, y tá đều có tay nghề giỏi nên các rủi ro sau sinh mổ được kiểm soát rất chặt chẽ. Nếu cảm thấy có vấn đề gì chị em cần ngay lập tức thông báo cho bác sĩ để được giải quyết, ví dụ như đau bất thường sau khi hồi thuốc tê, sữa về muộn. Mẹ cũng cần cố gắng để vết mổ được thoáng khí, không cúi hay vươn người, không vận động mạnh tránh vết mổ bị vỡ ra gây nguy hiểm.

Em bé sau khi ra đời sẽ được đánh số, đưa đi chăm sóc riêng và được trả về cho mẹ sau 24 giờ. Nếu muốn bé về sớm để uống tia sữa mẹ đầu tiên các chị có thể yêu cầu với y tá. Mẹ sinh mổ sẽ rất khó về sữa nên bé bú càng sớm thì sữa sẽ càng về sớm hơn. Sau đó mỗi ngày em bé sẽ được đưa đi tắm rửa và trả về lại cho mẹ tự chăm sóc.
vicare.vn-kinh-nghiem-sinh-mo-o-vien-c-danh-cho-chi-em-body-2

Chuẩn bị gì trước khi đi sinh?

Sinh mổ sẽ ít rủi ro hơn sinh thường nên các chị em không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Lúc đi sinh mổ ở viện C mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị một ít vật dụng cơ bản để chăm sóc mình và em bé.

  • Mẹ chuẩn bị hai bộ quần áo cho mẹ để sử dụng ngày nhập viện và ra viện, trong thời gian nằm viện sẽ mặc quần áo bệnh nhân mà viện cấp. Mũ trùm, găng tay, tất chân, áo khoác đều cần chuẩn bị vì mới sinh xong mẹ bầu cần tránh gió và giữ ấm.
  • Quần áo cho trẻ sơ sinh mặc từ viện về nhà, tất chân, tất tay, chăn quấn.
  • Gối dành riêng cho bé sơ sinh.
  • Chậu rửa, chậu giặt nhỏ.
  • Khăn sữa dùng cho cả mẹ và con.
  • Phích nước. (Bệnh viện cho mượn phích nhưng chị em vẫn nên mang theo một chiếc để có hai chiếc phích sẽ tiện sử dụng hơn).
  • Sữa công thức, các dụng cụ pha sữa và cho bé ăn trong ngày đầu tiên.
  • Bỉm cho bé và mẹ, băng vệ sinh cho mẹ, quần lót giấy, tã giấy, khăn ướt.
  • Phấn rôm hoặc kem chống hăm, nên chọn loại phấn không mùi dành riêng cho bé sơ sinh.

Ngoài những vật dụng cần mang theo chị em lưu ý nên tháo hết trang sức cất ở nhà. Riêng điện thoại và ví tiền thì nên mang theo vào phòng mổ, để riêng ra một chỗ và lấy lại sau khi mổ để dễ liên lạc với người nhà. Trong mấy ngày đầu người nhà chỉ được phép thăm nom chứ không vào chăm sóc được nên việc cầm theo điện thoại là vô cùng cần thiết.