Kinh nghiệm đi khám tổng quát tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Gói khám tổng quát tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM có giá khoảng 1,5 triệu đồng/người, bao gồm: X-Quang, siêu âm bụng, đo điện tim, xét nghiệm máu, viêm gan B, xét nghiệm nước tiểu, mỡ máu, đường máu... Chi tiết dưới đây.

Kinh nghiệm đi khám tổng quát tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Kinh nghiệm đi khám tổng quát tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là một Bệnh viện đa khoa công lập, hoạt động theo mô hình tiên tiến, kết hợp Trường – Viện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả trong công tác khám và điều trị bệnh cho người dân, đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Gói khám tổng quát tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM có giá khoảng 1,5 triệu đồng/người, bao gồm: X-Quang, siêu âm bụng, đo điện tim, xét nghiệm máu, viêm gan B, xét nghiệm nước tiểu, mỡ máu, đường máu... Chi tiết dưới đây.

Các thông tin về bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM có 3 cơ sở với gần 1000 giường bệnh.

Địa chỉ cơ sở 1: Đa khoa – Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TP.HCM.

Địa chỉ cơ sở 2: Đa khoa – Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM.

Địa chỉ cơ sở 3: Y học Cổ truyền – Số 21B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Điện thoại liên hệ: (84.8)3855 4269.

vicare.vn-kinh-nghiem-di-kham-tong-quat-tai-benh-vien-dai-hoc-y-duoc-tphcm-body1

Khám tổng quát tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Toàn bộ các phần kiểm tra sức khỏe tổng quát theo độ tuổi và giới tính của bệnh nhân bao gồm: đo điện tim, chụp X-Quang Phổi; Xét nghiệm máu: Glucose, Creatinin, Acid Uric, Ure; siêm âm bụng; Công thức máu, ; xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm viêm gan C; xét nghiệm men gan; xét nghiệm nước tiểu; xác định mỡ trong máu.

Khám tổng quát tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM bao nhiêu tiền?

Chi phí 1 lần khám tổng quát theo độ tuổi của bạn thông thường nằm trong khoảng từ 1.200.000 đồng – 1.500.000 đồng. Tùy vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ khám bệnh sẽ chọn cho bệnh nhân gói xét nghiệm nào.

Lịch làm việc bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Thời gian làm việc cụ thể của các Khoa, Phòng, Đơn vị, Bộ phận liên quan đến khám và điều trị bệnh ngoại trú Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM như sau:

Thời gian bắt đầu làm việc lúc 05h00:

  • Tiếp nhận các đăng ký khám bệnh khu A, C.
  • Bác sĩ tư vấn khu B, C.
  • Xét nghiệm khu B, C.
  • Thu ngân B, C.
  • Thời gian bắt đầu làm việc lúc 06h30:
  • Các bàn khám thuộc Khoa Khám bệnh
  • Xét nghiệm khu A.
  • Thu ngân khu A.
  • HP Test khu A.
  • Siêu âm khu A, B, C.
  • X-quang khu A, B, C.
  • Điện tim khu A, C.
  • Phòng CT-Scan khu A, B.
  • Nội soi khu A, B.
  • Nhà thuốc khu A, B, C.
  • Phòng MRI khu A, B.
  • Điện cơ, điện não khu A.
  • Chức năng hô hấp khu B.
  • Siêu âm tim khu A, C.
  • BHYT khu B, C.
  • Giờ khám bệnh:
  • Từ thứ 2 đến thứ 6: từ 6h30 – 16h30;
  • Thứ 7: từ 6h30 – 12h;
  • Chủ nhật, ngày lễ: không làm việc.
  • Cấp cứu 24/24.

Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Quy trình khám bệnh khi bệnh nhân không có BHYT tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Bước 1: Điền thông tin vào phiếu ghi thông tin bệnh nhân tại bàn hướng dẫn;

Bước 2: Đóng tiền và nhận số thứ tự khám bệnh chuyên khoa tại các quầy Đăng ký khám bệnh của bệnh viện;

Bước 3: Khám chuyên khoa tại các phòng khám bệnh theo đúng số thứ tự;

Bước 4: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu có);

Bước 5: Trở lại phòng khám và nhận đơn thuốc.

Quy trình khám bệnh có BHYT tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Bước 1: Điền thông tin và đánh dấu vào ô BHYT trên phiếu ghi thông tin người bệnh tại bàn hướng dẫn của bệnh viện;

Bước 2: Đóng tiền khám bệnh và nhận số thứ tự khám chuyên khoa tại các quầy Đăng ký khám bệnh của bệnh viện;

Bước 3: Thực hiện khám chuyên khoa tại các phòng khám theo đúng số thứ tự;

Bước 4: Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu được chỉ định);

Bước 5: Trở lại phòng khám và nhận đơn thuốc;

Bước 6: Xác nhận và thanh toán BHYT tại quầy BHYT (ở khu A hoặc khu C);

Bước 7: Nhận thuốc được phát tại nhà thuốc bệnh viện.

Quy định khám bảo hiểm y tế tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

vicare.vn-kinh-nghiem-di-kham-tong-quat-tai-benh-vien-dai-hoc-y-duoc-tphcm-body2

Từ ngày 01/01/2015, thực hiện luật Bảo hiểm y tế sửa đổi – bổ sung, các bệnh nhân cần có đầy đủ các loại giấy tờ để được hưởng BHYT tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Cụ thể như sau:

Bệnh nhân khám bệnh ngoại trú

  • Thẻ bảo hiểm y tế phải còn thời hạn sử dụng.
  • Giấy tờ tùy thân có dán ảnh và đóng mộc giáp lai: CMND, bằng lái xe... Bệnh nhân là trẻ nhỏ hơn 06 tháng tuổi cần có giấy khaisinh hoặc giấy chứng sinh.
  • Giấy tờ chuyển viện đúng quy định.

Bệnh nhân điều trị nội trú

Bệnh nhân điều trị trái tuyến: Người bệnh được hưởng 40% khung giá BHYT theo đúng mức quyền lợi được hưởng tùy đối tượng.

Người bệnh cần có các giấy tờ sau:

  • Thẻ bảo hiểm y tế phải còn thời hạn sử dụng.
  • Giấy tờ tùy thân có dán ảnh và đóng mộc giáp lai: CMND, bằng lái xe... Bệnh nhân là trẻ nhỏ hơn 06 tháng tuổi cần có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.

Bệnh nhân điều trị đúng tuyến: Người bệnh được hưởng 80%, 95% hoặc 100% khung giá quy định của BHYT tùy theo mức hưởng đối tượng được ghi trên thẻ.

Các trường hợp bệnh nhân không được hưởng bảo hiểm y tế:

  • Chi phí khám và điều trị bệnh đã được ngân sách nhà nước chi trả.
  • Điều dưỡng, an dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
  • Xét nghiệm, chẩn đoán thai nhi không nhằm mục đích điều trị.
  • Khám sức khỏe.
  • Sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phá thai, nạo hút thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do các nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay bệnh lý của sản phụ.
  • Sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ.
  • Điều trị mắt lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt đối với các đối tượng tham gia thẻ BHYT trên 06 tuổi.
  • Khám và điều trị bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc các chất gây nghiện.
  • Giám định y khoa, giám định pháp y tâm thần, giám định pháp y.
  • Sử dụng các vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, răng giả, kính mắt, mắt giả, máy trợ thính, các phương tiện trợ giúp việc vận động trong khám bệnh, điều trị bệnh và phục hồi chức năng.
  • Tham gia thử nghiệm lâm sàng, các nghiên cứu khoa học.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.