Kiến bu vào quần lót khi mang thai có phải bị tiểu đường?

Tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là một tình trạng rối loạn việc dung nạp đường trong thời kỳ mang thai. Có một số phụ nữ thường băn khoăn khi thấy hiện tượng kiến bu vào quần lót trong thời gian mang thai liệu có phải là một biểu hiện của tiểu đường thai kỳ hay không.

Kiến bu vào quần lót khi mang thai có phải bị tiểu đường? Kiến bu vào quần lót khi mang thai có phải bị tiểu đường?

Tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là một tình trạng rối loạn việc dung nạp đường trong thời kỳ mang thai. Điều nguy hiểm là ở chỗ thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nếu không phát hiện và điều trị đúng sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi chứ không chỉ riêng người mẹ. Có một số phụ nữ thường băn khoăn khi thấy hiện tượng kiến bu vào quần lót trong thời gian mang thai liệu có phải là một biểu hiện của tiểu đường thai kỳ hay không.

Tiểu đường thai kỳ là một thể của bệnh tiểu đường với các nguy cơ và biến chứng tương tự tiểu đường.Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện với tỷ lệ 2-10% ở các phụ nữ mang thai và đa phần sẽ tự động biến mất sau khi sinh con.

1. Nhóm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao

  • Phụ nữ lớn tuổi mang thai

  • Phụ nữ bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai

  • Phụ nữ bị huyết áp cao

  • Phụ nữ có gia đình có người tiền sử bị bệnh tiểu đường

2. Biểu hiện bệnh và chẩn đoán

Nhiều phụ nữ khi mang thai thường băn khoăn không biết những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ là gì? Liệu xuất hiện tình trạng kiến bu vào quần lót khi mang thai có phải là một biểu hiện của tiểu đường thai kỳ hay không?

Trên thực tế, tiểu đường thai kỳ rất khó phát hiện. Cách chính xác nhất để xác định đưuọc bệnh là tiến hành làm các xét nghiệm đường huyết, khám sàng lọc tiểu đường thai kỳ. Ngay cả việc dựa vào hiện tượng quần lót sau khi mặc có bị kiến bu hay không cũng không chính xác vì nhiều trường hợp hiện tượng này xuất hiện nhưng thai phụ không bị tiểu đường và ngược lại, người bị tiểu đường lại không quan sát thấy hiện tượng này.
vicare.vn-kien-bu-vao-quan-lot-khi-mang-thai-co-phai-bi-tieu-duong-body-1

3. Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Dù bệnh tiểu đường thai kỳ đa phần sẽ tự khỏi sau khi sinh nhưng thai phụ cần nhớ rằng việc phát hiện và điều trị kịp thời là hết sức cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm sau:

Với người mẹ

  • Suy thận

  • Xơ vữa động mạch, cao huyết áp

  • Thoái hóa võng mạc mắt dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù

  • Tổn thương dây thần kinh ở chi, nhiễm trùng hoặc thậm chí hoại tử chi

  • Làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật

Với thai nhi

  • Làm tăng nguy cơ sinh non

  • Tăng nguy cơ bé tử vong trước, trong và sau khi sinh

  • Tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường khi bé trưởng thành và và độ tuổi mắc bệnh ở trẻ cũng sớm hơn so với người bình thường

  • Ảnh hưởng đến thần kinh thai nhi

Một nghiên cứu cho biết, có đến hơn 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

4. Nguyên nhân gây bệnh

Các bác sỹ cho biết, đa số các trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ là do chế độ ăn uống không khoa học. Với quan niệm tẩm bổ, ăn nhiều chất để con khỏe, các mẹ thường ăn nhiều thực phẩm quá mức cần thiết dẫn đến thừa đường, thừa năng lượng. Trong khi tuyến tụy đang phải làm việc nhiều hơn bình thường nhằm sản sinh ra insulin đủ để dự trữ năng lượng cho cả mẹ và bé, việc mẹ vô tình nạp thêm nhiều carbohydrate có chỉ số GI cao (làm tăng đường huyết nhanh) khiến tuyến tụy bị quá tải và lượng insulin sản sinh ra không đủ để kéo đường huyết về mức bình thường. Điều này đã dẫn đến tiểu đường.

vicare.vn-kien-bu-vao-quan-lot-khi-mang-thai-co-phai-bi-tieu-duong-body-2

5. Điều trị tiểu đường thai kỳ

Để điều trị tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần có sự theo dõi kỹ càng của bác sỹ. Tùy vào mức độ của bệnh, bác sỹ sẽ quyết định bạn cần uống thuốc, tiêm insulin hay đơn giản là chỉ cần thay đổi chế độ sống. Đa phần, các trường hợp bị tiểu đường thai kỳ có thể cải thiện đáng kể chỉ bằng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày.

Nếu bác sỹ nhận định bạn đang ở nhóm nguy cơ cao và đang điều trị tiểu đường thai kỳ, bạn nên làm theo các hướng dẫn sau về chế độ ăn uống:

  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ăn bánh mỳ trắng hay cơm trắng.

  • Ăn nhiều rau xanh. củ quả

  • Ăn trái cây ít ngọt, ít đường. Trong một số trường hợp bạn sẽ phải kiêng hoàn toàn trái cây theo chỉ định của bác sỹ

  • Uống nhiều nước mỗi ngày

  • Kiêng những loại thức ăn dùng đường trắng làm chất tạo ngọt, uống đồ uống nhiều đường, nước ngọt có gas

  • Hạn chế ăn chất béo động vật

  • Tăng cường lượng đạm nạc trong bữa ăn bằng cách bổ sung thêm thịt gà nạc bỏ da, thịt heo nạc, cá...vào khẩu phần ăn hàng ngày

Ngoài việc thiết lập một chế độ ăn khoa học, bạn cũng cần vận động nhiều hơn bằng việc đi lại trong ngày và tập các môn thể dục phù hợp như đi bộ, yoga.

Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
vicare.vn-kien-bu-vao-quan-lot-khi-mang-thai-co-phai-bi-tieu-duong-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

*Giá gói Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường của HoiBenh Home được cập nhật phía cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Tiểu đường thai kỳ có điều trị được không?
  • Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ