Khi nào xuất hiện ốm nghén và cách phòng ngừa ốm nghén?
Ốm nghén là hiện tượng dễ gặp ở bà bầu, nhất là trong giai đọan đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, hầu như những người mang thai lần đầu không biết khi nào xuất hiện ốm nghén và cách phòng ngừa ốm nghén là như thế nào? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất về ốm nghén.
Khi nào xuất hiện ốm nghén và cách phòng ngừa ốm nghén?
Ốm nghén là hiện tượng dễ gặp ở bà bầu, nhất là trong giai đọan đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, hầu hết những người mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm, đều không biết khi nào xuất hiện ốm nghén để tìm cách phòng ngừa ốm nghén như nào.? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất về ốm nghén.
Ốm nghén là gì?
Là cảm giác hơi khó chịu ở bụng, buồn nôn hoặc đầy hơi nhiều lần trong ngày. Hầu hết ốm nghén thường diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, đôi khi còn kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.
Triệu chứng dễ nhận thấy của ốm nghén là: Buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, choáng váng... gây khó chịu, mệt mỏi, ốm nghén còn khiến mẹ bầu mất ăn mất ngủ.Khi nào xuất hiện ốm nghén?
Nồng độ hormone hCG trong cơ thể tăng nhanh
Nồng độ hormone hCG trong cơ thể bà bầu thường tăng nhanh. Mà nồng độ hCG lại có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Do vậy, khi mang song thai trở lên, nồng độ hCG sẽ càng cao và bạn lại càng dễ bị ốm nghén .
Tăng cảm giác về mùi
Khi mang thai, hầu như mũi ai cũng thính hơn. Điều này không phải lúc nào cũng tốt, vì những mùi hương không làm bạn khó chịu trước đây nay có thể lại gây nên phiền hà khiến bạn ốm và mệt mỏi.
Dạ dày nhạy cảm
Điều này thường không diễn ra với mọi phụ nữ, nhưng thường khi mang thai hệ tiêu hóa sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Theo trang BabyCenter, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ, có thể làm tăng khả năng bị ốm nghén.Những ai có nguy cơ bị ốm nghén?
Thông thường bản thân mỗi người sẽ không bao giờ biết mình bị ốm nghén hay không cho đến khi mang thai. Dưới đây là những trường hợp dễ bị ốm nghén nhất:
- Người mang thai đôi, ba.
- Từng bị ốm nghén khi mang thai những đứa con trước.
- Là người có tiền sử đau nửa đầu.
- Nếu có mẹ hoặc chị gái bị ốm nghén thì bạn cũng sẽ có nhiều khả năng bị ốm nghén.
- Nhạy cảm với các mùi.
>>> Xem thêm: Dự đoán giới tính thai nhi qua giai đoạn ốm nghén
Vậy cách phòng ngừa ốm nghén là như thế nào?
Ốm nghén thường làm cho bà bầu mệt mỏi, khó chịu, vì vậy ai cũng muốn nhanh chóng chấm dứt hoặc không muốn gặp phải tình trạng này. Dưới đây là những cách phòng tránh bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Mẹ bầu đừng bao giờ để bụng đói
Nhiều mẹ bầu thường có tâm lý bị nôn ói nhiều nên muốn để bụng đói để không nôn nữa, tuy nhiên đây là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Chị em có biết càng đói thì hiện tượng bị nghén lại càng nặng hơn. Do vậy, để giảm nôn ói, mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ 3 bữa chính như bình thường.
Nên ăn trước khi đi ngủ
Các chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên ăn một bữa nhẹ với thực phẩm nhiều protein trước khi đi ngủ. Bởi bữa ăn này sẽ giúp giữ lượng đường trong máu của bạn vào ban đêm từ đó có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hôm sau.
Các mẹ cần uống đủ nước mỗi ngày
Nước luôn giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và uống đủ nước sẽ ngăn ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn đến những hậu quả như: Đau đầu, buồn nôn, chuột rút, chóng mặt... Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên gia khoa sản: Mỗi bà bầu nên uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
Nên nghỉ ngơi, ngủ bất cứ lúc nào muốn
Cơ thể bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có thể nghiêm trọng hơn khi bạn mệt mỏi hay quá lo lắng. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, các mẹ nên cố gắng rời giường, đi lại nhiều kết hợp tập thể dục vào mỗi sáng hoặc chiều tối.
Khi nào xuất hiện ốm nghén và cách phòng ngừa ốm nghén như thế nào? Là điều mà những ai đang đã và sắp mang bầu đều nên biết. Để từ đó kịp thời khắc phục đảm bảo an toàn cho chính bản thân và đứa bé trong bụng. Khi tình trạng ốm nghén nặng, mẹ bầu nên tới bác sĩ sản khoa để được thăm khám kịp thời.