Khi nào trẻ mắc sốt xuất huyết cần đưa đến cơ sở y tế?

Nếu bé sốt kèm những dấu hiệu nặng hơn như mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh; trẻ buồn nôn và nôn; đau bụng; chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ); tiểu ít, đi ngoài phân đen thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Khi nào trẻ mắc sốt xuất huyết cần đưa đến cơ sở y tế? Khi nào trẻ mắc sốt xuất huyết cần đưa đến cơ sở y tế?

Dịch sốt xuất huyết tại miền bắc năm nay đến sớm hơn so với mọi năm chừng hai tháng. Mọi năm, đỉnh dịch rơi vào khoảng tháng 8, 9. Tại miền bắc, năm nay sốt xuất huyết rơi vào chủ yếu là người đang trong độ tuổi lao động với biểu hiện là xuất huyết. Trong khi đó, tại miền nam, số ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu rơi vào trẻ em với biểu hiện chính là suy tuần hoàn.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, so với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhi được khám và điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện giảm. Cục trưởng Quản lý Khám, điều trị bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, số lượng bệnh nhi mắc sốt xuất huyết chỉ chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng hết sức lưu ý những dấu hiệu để đưa con đến cơ sở y tế sớm nếu phát hiện con mình mắc sốt xuất huyết.

vicare.vn-khi-nao-tre-mac-sot-xuat-huyet-can-dua-den-co-so-y-te-body-1

Điều dưỡng Trần Thị Ngọc, Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi cho biết) sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh diễn biến nhanh và nặng, có thể thành dịch. Bệnh có thể lây từ người sang người qua muỗi vằn.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue khởi phát là sốt cao đột ngột, liên tục; kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, chán ăn buồn nôn, đầy bụng và khó tiêu... Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường hay bệnh sốt phát ban nên dễ bị bỏ qua.

Theo điều dưỡng Trần Thị Ngọc, khi sốt xuất huyết, trẻ có các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Dengue như: Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục ≥ 38,5oC; toàn thân mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau các khớp, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu; Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt; Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân răng hay hành kinh sớm hơn và kéo dài; Đau bụng âm ỉ; Buồn nôn, nôn hay nôn khan; Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu nặng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc ra máu đỏ tươi.

Các bác sĩ bệnh viện Nhi khuyến cáo, khi trẻ sốt xuất huyết, gia đình có thể tự chăm sóc bé tại nhà bằng cách khi trẻ sốt ≥ 38,5oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10 – 15 mg/ kg cân nặng, nhắc lại liều từ 4 -6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật. Tuyệt đối không dùng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, cho trẻ uống nhiều nước Oresol, nước lọc, nước cam, nước dừa.... Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, cân đối về dinh dưỡng, thức ăn giàu vitamin: rau, nước quả ép. Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu. Đặc biệt, tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Tuy nhiên, nếu bé sốt kèm những dấu hiệu nặng hơn như mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh; trẻ buồn nôn và nôn; đau bụng; chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ); tiểu ít, đi ngoài phân đen thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế để khám.

“Tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ hai trở đi và ở trong khu vực có người bị SXHD phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi” - điều dưỡng Trần Thị Ngọc khuyến cáo.

vicare.vn-khi-nao-tre-mac-sot-xuat-huyet-can-dua-den-co-so-y-te-body-2

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

  • Tránh muỗi đốt
  • Ngủ màn kể cả ban ngày
  • Không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt, cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi
  • Thuốc diệt muỗi
  • Diệt loăng quăng bọ gậy
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ, ...
  • Diệt côn trùng bằng hóa chất
  • Dọn rác ở các bãi đất trống
  • Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa.
  • Diệt muỗi
  • Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi
  • Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp

Xét nghiệm sốt xuất huyết tại HoiBenh Home

Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.

Chuyên môn hàng đầu

100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.

Dịch vụ tiện lợi

  • Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
  • Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
  • Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
  • Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
  • Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.

vicare.vn-khi-nao-tre-mac-sot-xuat-huyet-can-dua-den-co-so-y-te-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.

* Giá gói xét nghiệm sốt xuất huyết được cập nhật ở cuối bài viết

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết có lây qua đường máu?
  • Trẻ bị sốt xuất huyết, khi nào cần xét nghiệm máu?