Khám phụ khoa bao gồm những gì? các bước khám như thế nào?
Đối với các chị em phụ nữ, việc thực hiện khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể của mình luôn được khỏe mạnh. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản, khi thăm khám phụ khoa thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường để tiến hành điều trị.
Khám phụ khoa bao gồm những gì? các bước khám như thế nào?
Tuy nhiên, không ít người thắc mắc rằng khi thăm khám thì sẽ tiến hành khám những gì? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng HoiBenh tham khảo bài viết dưới đây.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khám phụ khoa là hình thức kiểm tra khu vực âm đạo của người phụ nữ. Thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định được kích thước, vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng nhằm phát hiện những virus gây viêm nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, huyết trắng... để có thể có những phương pháp điều trị kịp thời.
Vậy khám phụ khoa là khám những gì?
Không phải chị em nào cũng tiến hành thăm khám phụ khoa đều đặn 6 tháng 1 lần, theo đúng như lời khuyên của các bác sĩ. Vì nhiều lý do, có những chị em thường tỏ ra lo lắng khi nghĩ đến chuyện thăm khám phụ khoa. Có thể đó là "sợ" dụng cụ thăm khám, hay một số trường hợp khác lại e ngại bác sĩ thămkhám là bác sĩ nam, hay thậm chí có những chị em sợ “rách màng trinh” nếu thực hiện khá.
Tuy nhiên, ngày nay với phương pháp thăm khám hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, thiết bị Y tế tiên tiến. Việc thăm khám phụ khoa không còn là nổi lo lắng của quá nhiều phụ nữ nữa. Thông thường khi tiến hành khám phụ khoa, các bác sĩ thường thực hiện khám các bước cơ bản sau:
1. Khám bên ngoài
Việc tiến hành khám bên ngoài để các bác sĩ có thể biết được bạn có bị viêm nhiễm, nấm ngứa bên ngoài hay không. Nếu trường hợp phát hiện bệnh, các bác sĩ sẽ cho bạn điều trị kịp thời bằng thuốc uống hoặc dung dịch vệ sinh kết hợp rửa phụ khoa...
2. Khám âm đạo
Khi bắt đầu khám bạn sẽ được bác sỹ đưa một cái mỏ vịt vào âm đạo của bạn. Mỏ vịt được đưa vào bên trong để tách âm đạo ra, kiểm tra kích thước cổ tử cung xem mọi thứ có bình thường không. Sau đó, bác sỹ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay có đeo găng bôi trơn để xác định bộ phận âm đạo hoàn toàn bình thường.
3. Khám tử cung
Để kiểm tra xem vị trí của buồng trứng và tử cung có đúng hay không, bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài để có thể có kết luận chắc chắn.
Ngoài ra, bạn còn phải thực hiện xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch âm đạo, tùy thuộc vào yêu cầu của bác sĩ để có thể cung cấp thêm cho quá trình khám phụ khoa. Các bạn thường phải giành khoảng 30 phút cho các thủ tục xét nghiệm này.
4. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear)
Phương pháp xét nghiệm này nhầm có thể kiểm tra và phát hiện bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay không. Trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính, bạn có thể thực hiện kiểm tra lại sau 3 năm.
Các chị em lưu ý rằng, chỉ đi khám phụ khoa sau khi đã hết chu kỳ kinh nguyệt của tháng khoảng từ 2 đến 3 ngày. Bạn nên đi khám vào buồi sáng sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là không nên quan hệ tình dục trước khi khám để kết quả mang lại có thể chính xác nhất.
Xem thêm:
- 4 triệu chứng phụ khoa cần đi khám ngay và nhanh
- Kinh nghiệm đi khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội