Huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, những thay đổi này phải được bác sĩ kiểm tra thường xuyên và có những chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ bầu. Đặc biệt, huyết áp khi mang thai của mẹ thường tăng giảm không đều, nhiều mẹ bị kích động dẫn đến huyết áp tăng cao không tốt cho thai nhi.
Huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
Vì vậy, mẹ phải trau dồi cho mình những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai phát triển một cách an toàn nhất.
Huyết áp cao hay thấp cũng đều đáng lo
Mỗi sản phụ sẽ được quy định thời gian khám thai định kì trong suốt quá trình mang bầu. Khi thăm khám tại các bệnh viện, các mẹ sẽ được bác sĩ đo huyết áp khi mang thai của mẹ bầu để có thể kiểm tra xem tình trạng huyết áp hiện tại như thế nào? Có tốt cho mẹ và bé hay không từ đó có những điều chỉnh và những chỉ định phù hợp để thay đổi.
Do vậy, việc đo huyết áp khi mang thai trong suốt quá trình mang thai cần phải được bác sĩ tiến hành đều đặn và kịp thời để có thể kiểm tra tổng quát được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và có những hướng xử lý kịp thời. Tránh trường hợp, khi có dấu hiệu xảy ra mới đi khám sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
Vậy huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
Nhìn chung, huyết áp khi mang thai của mẹ bầu dưới 140/90 là bình thường. Khi huyết áp tăng cao hay hạ thấp đều không tốt đối với cả mẹ và bé. Đối với một người bình thường, mức huyết áp là từ 110/70 cho đến 120/80. Còn đối với phụ nữ mang thai nếu khi đo mức huyết áp rơi vào 140/90, tức là huyết áp đang lên cao thì lại rất nguy hiểm, sản phụ có thể dễ dàng mắc tiền sản giật bất cứ lúc nào. Còn trường hợp huyết áp thấp thì sản phụ lại dễ hoa mắt, chóng mặt. Ở mức độ nặng đáng báo động, tình trạng huyết áp thấp sẽ làm mẹ bầu có thể ngã bất thường gây chấn thương và ảnh hưởng cho bé thậm chí có thể xảy thai ngoài ý muốn.
Ngoài ra mẹ bầu cũng nên biết rằng thường huyết áp sẽ giảm từ những ngày đầu của thai kỳ, cho đến giữa kỳ sẽ đạt mức thấp nhất. Sau đó chỉ số này, sẽ tăng dần và ổn định cho đến những ngày cuối thai kỳ. Vì thế bạn nên lưu ý, để kiểm tra và theo dõi huyết áp của mình thường xuyên.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống giúp mẹ bầu có huyết áp ổn định
Phần lớn mẹ bầu mắc chứng huyết áp thường chóng mặt, nhức đầu.. Các mẹ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là những rau củ quả có chứa nhiều chất xơ, sắt và vitamin tốt cho sức khỏe...
Nhiều sản phụ ỷ lại vào sức khỏe của mình hay do công việc bận rộn nên thường không khám thai định kì theo chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy mà huyết áp khi mang thai của mẹ cũng không được đo đạc thường xuyên. Điều này hoàn toàn không có lợi cho cả mẹ và bé vì trong suốt quá trình mang thai, việc khám thai là cực kì quan trọng và cần thiết cho mẹ để bác sĩ có thể theo dõi được sức khỏe của mẹ bầu một cách tốt nhất.
Nếu huyết áp khi mang thai tăng cao, mẹ bầu phải nhập viện và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để các bác sĩ có thể theo dõi và kiểm tra tình trạng của mẹ. Thai nhi cũng sẽ được theo dõi cẩn thận để có những biện pháp khắc phục khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. Còn đối với huyết áp thấp, thường tầng suất xuất hiện không nhiều so với tình trạng huyết áp cao. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu. Đặc biệt, mẹ bầu phải bổ sung lượng nước thường xuyên để có thể đảm bảo cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước và không tuột huyết áp.
Để đảm bảo sự an tâm cho mẹ bầu, tránh tuyệt đối tình trạng tuột huyết áp, mẹ cần phải duy trì chế độ luyện tập hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ sản khoa, duy trì tình trạng huyết áp ổn định và phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tránh cơ thể rơi vào tình trạng đói, dẫn đến hạ đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe.