Hình ảnh chân thực nhất về quá trình mang thai của mẹ

Đối với các mẹ đang mang thai sẽ luôn cảm thấy thật kỳ diệu khi từng ngày cảm nhận sự lớn dần lên của thai nhi trong bụng, và càng kỳ diệu hơn khi bạn được nhìn chính xác hình ảnh cụ thể sự phát triển ấy của em bé trong bụng mình. Sau đây HoiBenh xin chia sẻ những hình ảnh chân thực về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi.

Hình ảnh chân thực nhất về quá trình mang thai của mẹ Hình ảnh chân thực nhất về quá trình mang thai của mẹ

Đối với các mẹ đang mang thai sẽ luôn cảm thấy thật kỳ diệu khi từng ngày cảm nhận sự lớn dần lên của thai nhi trong bụng, và càng kỳ diệu hơn khi bạn được nhìn chính xác hình ảnh cụ thể sự phát triển ấy của em bé trong bụng mình. Dưới đây HoiBenh xin chia sẻ những hình ảnh chân thực về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi.

Thai nhi tuần 1-2: Thụ thai

Vào thời gian đầu tuần này, người mẹ sẽ rụng trứng, và trứng sẽ được thụ tinh từ 12-24 giờ sau khi một tinh trùng thâm nhập để giao hợp với trứng. Sự kết hợp đầy tính sinh học này là khởi đầu cho một loạt các quá trình phức tạp sau này để dẫn đến một cuộc sống mới của con người. Trong vài ngày tới sau khi trứng đã thụ tinh thì chúng sẽ bắt đầu phân chia thành nhiều tế bào và nó di chuyển xuống ống dẫn trứng, đi vào tử cung của mẹ, và bắt đầu chui sâu vào lớp niêm mạc tử cung.
vicare.vn-hinh-anh-chan-thuc-nhat-ve-qua-trinh-mang-thai-cua-me-body-1

Thai nhi tuần 3

Sau khi nép mình trong lớp niêm mạc giàu dinh dưỡng của tử cung người mẹ, túi phôi lúc này có hình như một quả bóng nhỏ mà khi nhìn bằng kính hiển vi, ta sẽ thấy hàng trăm tế bào đang phân chia nhanh chóng. Túi phôi khi này đã bắt đầu sản xuất các hormone thai kỳ HCG, một trong những hormone giúp ngăn chặn buồng trứng phóng thêm trứng mới.

Thai nhi tuần 4

Tới tuần thứ 4 thì túi phôi chính thức phát triển thành một phôi thai. Đây cũng là khoảng thời gian que thử thai tại nhà có thể hiện lên kết quả dương tính rõ ràng, báo hiệu cho bạn biết bạn đang có em bé.

Thai nhi tuần 5

Khi thai nhi phát triển đến tuần thứ 5 thì lúc này hình ảnh em bé của bạn đang trông giống như một con nòng nọc, nhưng bé sẽ phát triển rất nhanh sau đó và dần dần hình thành hệ tuần hoàn, sau đó là hình thành lên trái tim nhỏ. Thời điểm này, thai nhi của bạn có kích thước bằng một hạt vừng rất nhỏ bé.

Thai nhi tuần 6

Trải qua hơn 5 tuần thì mũi, miệng và tai của em bé đang bắt đầu hình thành, đồng thời ruột và não đang bắt đầu phát triển. Lúc này, thai nhi của bạn có kích thước bằng một hạt đậu lăng.

Thai nhi tuần 7

Em bé của bạn đã tăng gấp đôi kích thước so với những tuần trước đó nhưng vẫn có một cái đuôi. Khi này, bàn tay và bàn chân của em bé trông giống như mái chèo đang phát triển dần từ cánh tay và chân.

Thai nhi tuần 8

Khi bước sang tuần thứ 8, em bé của bạn đã bắt đầu di chuyển xung quanh, nhưng bạn sẽ không cảm thấy sự chuyển động nào của em bé trong bụng. Hơn nữa, khi này các tế bào thần kinh được phân nhánh ra, tạo thành con đường thần kinh nguyên thủy, ống thở phát triển kéo dài từ cổ họng đến phổi, và có thể thấy hình ảnh em bé của bạn tuần thứ 8 có kích thước bằng một hạt đậu đỏ

Thai nhi tuần 9

Sau một tuần phát triển thì chiếc đuôi của em bé đã biến mất và thai nhi bắt đầu tăng cân nhanh chóng. Từ một hạt đậu đỏ thì khi sang tuần thứ 9 em bé của bạn có kích thước bằng một quả nho.

Thai nhi tuần 10

Tuần thứ 10 thì phôi thai đang dần dần hoàn thành phần quan trọng nhất của sự phát triển của nó. Da của em bé vẫn còn mờ nhưng chân tay nhỏ bé đã có thể uốn cong và móng tay cũng đang bắt đầu hình thành.
vicare.vn-hinh-anh-chan-thuc-nhat-ve-qua-trinh-mang-thai-cua-me-body-2

Thai nhi tuần 11

Thai nhi đã gần như hình thành đầy đủ, có thể đã duỗi người, thậm chí nấc nếu cơ hoành phát triển đủ. Nhưng mẹ vẫn có thể không cảm nhận được bất kỳ hoạt động nào của bé. Qua hình ảnh thời điểm này mẹ có thể nhận thấy em bé có kích thước bằng một quả sung.

Thai nhi tuần 12

Tuần này phản xạ của bé bắt đầu tốt lên, các ngón tay của bé sẽ bắt đầu biết mở và đóng, và các ngón chân sẽ biết bẻ cong. Tuần 12 này hình ảnh của bé đã rõ hơn trước, kích thước có thể bằng một quả chanh.

Thai nhi tuần 13

Tuần 13 là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên trong quá trình mang thai, các ngón tay bé nhỏ của em bé bây giờ đã có dấu vân tay, tĩnh mạch và nội tạng của em bé có thể thấy rõ qua làn da.

Sau ba tháng đầu thai kỳ, các triệu chứng mang thai như ốm nghén, mệt mỏi đã gần như hết hẳn. Mẹ bầu cũng không còn phải lo lắng nhiều về vấn đề sảy thai nữa. Tam cá nguyệt thứ hai được đánh giá là an toàn, ổn định và là thời điểm mẹ bầu sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng.

Thai nhi tuần 14

Sau tam cá nguyệt đầu tiên, xung não của bé đã bắt đầu hoạt động, bé biết cử động các cơ trên khuôn mặt, thận cũng bắt đầu làm việc. Qua siêu âm, mẹ thậm chí có thể nhìn thấy con đang mút ngón tay cái, và có thể đoán kích thước bé khoảng bằng một quả chanh.

Thai nhi tuần 15

Thời gian giữa thai kỳ, mí mắt của bé vẫn đóng nhưng có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ bật đèn pin soi vào bụng, bé sẽ di chuyển tránh khỏi chùm sáng ấy. Siêu âm vào thời điểm này có thể cho thấy rõ ràng giới tính của bé.

Thai nhi tuần 16

Các mảng tóc trên da đầu của bé bắt đầu mọc, đôi chân phát triển hơn và nếu cảm nhận kỹ, mẹ còn có thể thấy bé đang có những cú đạp vào thành bụng mẹ. Đầu của bé thẳng hơn và đôi tai đang dần dịch chuyển về gần với vị trí cuối cùng. Khi này, thai nhi của bạn đã có kích thước bằng một quả bơ.

Thai nhi tuần 17

Tuần thứ 17 thì các lợp sụn đã cứng cáp hơn, vì vậy em bé có thể di chuyển các khớp và bộ xương, đồng thời dây rốn của bé cũng phát triển mạnh mẽ hơn và dày hơn.

Thai nhi tuần 18

Những tuần trước mẹ không cảm nhận thấy rõ các cử động của bé thì đến tuần tuổi này mẹ có thể cảm nhận được những cú huých nhẹ, cú đá nhẹ của bé vào thành bụng. Hình ảnh siêu âm cho thấy em bé khi này đã có kích thước bằng quả ớt chuông.

Thai nhi tuần 19

Các giác quan của bé như ngửi, nhìn, sờ, nếm và nghe đang được phát triển nhanh chóng. Thời gian này bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ, vì vậy hãy nói chuyện, hát cho bé nghe thường xuyên để kích thích các giác quan của bé. Hình ảnh siêu âm khi này cho thấy sự phát triển của bé đã có kích thước bằng một quả cà chua cỡ đại.
vicare.vn-hinh-anh-chan-thuc-nhat-ve-qua-trinh-mang-thai-cua-me-body-3

Thai nhi tuần 21

Cử động của em bé đã chuyển từ rung động nhỏ thành những cú đá mạnh chọc vào thành tử cung để báo hiệu cho mẹ biết bé đang phát triển khỏe mạnh bình thường. Mẹ bắt đầu quen thuộc hơn với các vận động của con trong bụng. Qua siêu âm, mẹ có thể thấy hình ảnh em bé khi này có kích thước bằng một củ cà rốt.

Thai nhi tuần 22

Em bé bây giờ trông giống như một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ, các đặc điểm như môi và lông mày rõ ràng hơn.

Thai nhi tuần 23

Thời điểm này, tai của bé dã biết chọn lọc âm thanh tốt hơn. Và sau khi sinh, bé có thể nhận ra một số tiếng động mà bé từng nghe thấy bên trong bụng mẹ. Hãy tích cực nói chuyện và cho bé nghe nhạc trong tuần này. Khi này, em bé của bạn có kích thước bằng một quả xoài lớn.

Thai nhi tuần 25

Bước vào tuần tuổi này, làn da nhăn nheo của bé bắt đầu căng dần lên nhờ chất béo được bổ sung qua mẹ, và tóc cũng bắt đầu mọc dài và có kết cấu. Em bé bây giờ có kích thước bằng một cù cải Thuỵ Điển.

Thai nhi tuần 26

Bé đang hít vào và thở ra nước ối, giúp phát triển phổi. Những động tác thở là thực hành tốt cho hơi thở đầu tiên ngoài không khí sau khi sinh. Em bé có kích thước bằng một cây hành lá.

Thai nhi tuần 27

Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ hai, lúc này bé ngủ và thức dậy theo một lịch trình khá ổn định, não cũng phát triển rất tích cực, phổi tuy chưa được hình thành đầy đủ, nhưng họ có thể hoạt động bên ngoài dạ con với sự giúp đỡ của các phương pháp y tế.

Thai nhi tuần 27, mẹ có thể siêu âm và đánh giá em bé của bạn có kích thước giống như một cái súp lơ.

Thai nhi tuần 28

Ở tuần 28 tuổi, thai nhi đã có thể chớp mắt và với thị lực đang phát triển, thai nhi có thể nhìn thấy ánh sáng lọc qua tử cung của bạn. Trong não của bé hàng tỉ tế bào thần kinh đang phát triển, bề mặt não nhẵn và mặt não xuất hiện các rãnh nhăn cùng với các vết lõm điển hình; lông mày, lông mi của bé đã xuất hiện và tóc mọc dài ra; chất béo trong cơ thể bé tăng lên nên thân hình tròn trịa hơn để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.

Thai nhi của bạn bây giờ nặng khoảng 1,2 – 1,25 kg và chiều dài tính từ đầu đến gót chân đạt 32 – 35cm.

Thai nhi tuần 30

Thai nhi bước vào tuần 30, đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Thai nhi vào thời điểm này đều phản ứng với âm thanh rất tốt, vì não bộ của bé đang lớn rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan khác trên cơ thể bé.
vicare.vn-hinh-anh-chan-thuc-nhat-ve-qua-trinh-mang-thai-cua-me-body-4

Thai nhi tuần 31

Thời điểm này, hai lá phổi và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện, em bé có thể nhắm, mở mắt và có thể nhìn thấy xung quanh, phân biệt được ánh sáng mờ và bị hấp dẫn bởi nguồn sáng. Tuần này, chiều dài đo được từ đầu đến gót chân của bé đạt khoảng 39 – 40cm, trọng lượng khoảng 1,5kg – 1,6 kg.

Thai nhi tuần 32

Tuần thai 32, các bộ phận như tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với sự phát triển của vòng đầu. Lúc này bé không hay cử động như trước nữa, nhưng mẹ cũng không cần lo lắng vì bé đang uốn lượn tìm đường chui ra khỏi bụng mẹ. Khi này, bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy, và có thể bé sẽ lên thêm ít nhất là 900g trước khi bé chào đời.

Thai nhi tuần 33

Bước vào tuần thứ 33, qua siêu âm chẩn đoán, bác sĩ có thể thấy thai nhi có trọng lượng khoảng 1,8 kg – 2 kg và chiều dài đo được từ đầu đến gót chân đạt khoảng 42 – 43 cm. Và bước vào tuần tuổi này, hầu hết các em bé đã bắt đầu quay đầu dần về phía tử cung để sẵn sàng chào đời.

Thai nhi tuần 35

Tuần 35, thai nhi có chiều dài và trọng lượng tăng lên rất nhanh nên trong tử cung không còn nhiều chỗ trống để bé cuộn mình, nhào lộn nữa, tuy nhiên bé vẫn duy trì những cú đá để báo hiệu cho mẹ biết sự phát triển bình thường của mình. Lúc này, cơ thể thai nhi cơ bản đã hoàn thiện, thận của bé đã phát triển hoàn toàn và gan có thể lọc chất thải của cơ thể. Và từ tuần 35 trở đi, cơ thể bé chủ yếu là tăng trọng lượng.

Thai nhi tuần 36

Ở tuần thai 36, lông tơ xuất hiện trên da của bé bắt đầu rụng dần cùng với bã nhờn. Lớp bã nhờn này là một chất kem khá dày để bảo vệ da thai nhi trong khi ngâm trong nước ối chín tháng.

Thai nhi tuần 38

Khi thai nhi được 38 tuần tuổi thì đầu của bé lúc này đã lọt vào hố chậu và được bảo vệ bởi khung xương chậu của mẹ, vị trí này sẽ giúp chân và mông bé dễ vận động hơn nhờ không gian rộng hơn. Thời điểm này, bàng quang của mẹ bị chèn ép nhiều gấp đôi những tuần trước, và mẹ sẽ thường xuyên phải đi tiểu hơn. Khi bước đến tuần thứ 38, thai nhi đã thực sự có da có thịt, vì trọng lượng của bé đã đạt khoảng từ 3 – 3,1 kg và tổng chiều dài của bé khoảng 46 – 47 cm (tính từ đầu đến mông khoảng 34 – 35 cm).

Thai nhi tuần 39

Vào tuần thai 39, các lớp da bên ngoài của em bé thường bong tróc ra, và đồng thời một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ. Lúc này, hầu hết lớp lông tơ và các chất gây bảo vệ cơ thể bé đã mất đi.

Thai nhi tuần 40

Hành trình mang thai 40 tuần đầy hạnh phúc và vất vả của mẹ đã sắp kết thúc. Ở những tuần cuối này, bé đã sẵn sàng và có thể chào đời bất cứ lúc nào, vì vậy mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng hành lý để đến bệnh viện khi có dấu hiệu sắp sinh.

Qua những thông tin HoiBenh chia sẻ trên đây về sự hình thành của một thai nhi trong bụng người mẹ thật quá diệu kỳ. Các mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi được nhìn ngắm những hình ảnh phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi và đó cũng sẽ là một thái độ tích cực giúp bạn cố gắng chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và bé hơn để có một thai kỳ thành công.