Hiện tượng băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không?

Băng huyết sau sinh là hiện tượng tai biến thường gặp ở phụ nữ sau kỳ sinh nở và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những đối tượng này. Băng huyết sẽ xuất hiện bất kể bạn sinh thường hay sinh mổ và thường kéo dài trong 2 đến 3 tuần sau sinh

Hiện tượng băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không? Hiện tượng băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không?

. Đây là phản xạ giúp cơ thể sản phụ loại bỏ chất nhầy thừa, mô nhau thai cũng như máu còn sót lại sau sinh. Băng huyết thường xảy ra ngay sau khi sinh, nếu muộn sau 24 giờ sau sinh là hiện tượng băng huyết muộn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.

1. Nguyên nhân băng huyết muộn sau sinh

  • Bất thường bánh nhau do đờ tử cung: Thường gặp khi đa thai, thai lớn hơn 4kg, dục sinh, sản phụ mắc tiểu đường, thời gian chuyển dạ trước sinh kéo dài, nhiễm trùng ối.
  • Do chấn thương sinh dục
  • Do sót nhau thai hoặc nhau cài răng lược
  • Sản phụ bị rối loạn đông máu

2. Dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Sản phụ chảy máu âm đạo nhiều, lượng máu mất đi có thể lớn hơn 0.5l đến 1l máu, máu có thể đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu loãng hoặc vón thành cục

Đáy tử cung lên cao, tử cung to theo chiều ngang và mềm nhão do máu bị ứ lại trong buồng tử cung khiến cho tử cung bị tăng thể tích

Tụt huyết áp, vã mồ hôi, tái xanh da mặt, tim đập nhanh, chóng mặt.. những triệu chứng này cũng có thể xảy ra, tùy thuộc vào lượng máu bị mất của từng sản phụ.

vicare.vn_hien-tuong-bang-huyet-muon-sau-sinh-co-nguy-hiem-khong-body-1

Tụt huyết áp do lượng máu trong cơ thể giảm mạnh

3. Những biến chứng của băng huyết muộn sau sinh

Nhiễm trùng hậu sản: Băng huyết muộn và kéo dài là điều kiện thuận lợi dẫn tới nhiễm trùng hậu sản.

Lượng máu mất đi nhiều khiến giảm thể tích máu tuần hoàn. Nếu kéo dài có thể dẫn đến suy đa cơ quan, suy thận, thậm chí là tử vong.

Hội chứng Sheehan – Gây hoại tử tuyến yên dẫn đến cơ thể suy nhược, rụng tóc nhiều, mất sữa, vô kinh...

Thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch

Dẫn tới vô sinh trong trường hợp biến chứng quá nặng phải cắt tử cung

4. Cách xử lý băng huyết muộn sau sinh

Trong trường hợp băng huyết sau sinh thông thường, bác sĩ sẽ truyền máu và cho sản phụ uống thuốc nhằm giúp cổ tử cung sớm co lại.

Trường hợp xử lý muộn sau băng huyết, có thể phải cắt bỏ 1 phần tử cung của sản phụ.

Trường hợp băng huyết muộn do bánh nhau còn sót lại trong tử cung (hiện tượng sót nhau thai), bác sĩ sẽ làm thao tác xổ nhau hoàn toàn cho sản phụ. Nếu có hiện tượng đau nhiều ở âm đạo và tầng sinh môn, cần truyền dịch hoặc truyền máu cùng các can thiệp y tế ngoại khoa khác.

Có thể sử dụng băng vệ sinh trong thời gian băng huyết. Cần lưu ý là dùng băng vệ sinh thông thường, không sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng nhét) vì sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào bên trong cơ thể (tử cung và âm đạo), dẫn tới nhiễm trùng đường sinh dục.

vicare.vn_hien-tuong-bang-huyet-muon-sau-sinh-co-nguy-hiem-khong-body-2

Nên sử dụng băng vệ sinh thay cho tampon trong thời kỳ băng huyết

Băng huyết muộn sau sinh là hiện tượng hậu sản nguy hiểm. Sản phụ xuất hiện hiện tượng này cần theo dõi kỹ càng và đi khám bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.