Hen suyễn uống thuốc gì điều trị hiệu quả nhất?

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới công việc, sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nhiều người rất lo lắng khi biết bản thân mắc phải căn bệnh này và không biết bệnh hen suyễn uống thuốc gì cho hiệu quả và nhanh khỏi bệnh. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau đây.

Hen suyễn uống thuốc gì điều trị hiệu quả nhất? Hen suyễn uống thuốc gì điều trị hiệu quả nhất?

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới công việc, sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nhiều người rất lo lắng khi biết bản thân mắc phải căn bệnh này và không biết bệnh hen suyễn uống thuốc gì cho hiệu quả và nhanh khỏi bệnh. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một trong những căn bệnh đường hô hấp thuộc dạng bệnh mạn tính của phế quản. Người bị hen suyễn dễ dàng nhận biết được qua một số dấu hiệu như:

  • Bệnh nhân có biểu hiện thở khò khè, rối loạn nhịp thở.
  • Một khi bệnh nhân lên cơn ho thì cơn ho thường kéo dài và đặc biệt là vào ban đêm và vào sáng sớm.
  • Người bệnh cảm thấy nặng ngực, khó thở và khó nói.

* Lưu ý: Không phải ai có biểu hiện ho và thở khò khè đều bị bệnh hen phế quản, mà phải dựa vào tần suất của những triệu chứng trên và kết quả xét nghiệm chức năng phổi.

vicare.vn-hen-suyen-uong-thuoc-gi-dieu-tri-hieu-qua-nhat-body-1

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân gây hen phế quản khác nhau và còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên có thể kể đến một số tác nhân chính gây kích phát bệnh hen suyễn như:

  • Do vi khuẩn hoặc virus gây ra
  • Do một số các loại nấm hoặc vi nấm gây ra như các loại nấm mốc, nấm Alternaria hay nấm Cladosporium...
  • Bệnh có mang yếu tố di truyền
  • Do môi trường như không khí ô nhiễm, khói bếp, khói thuốc lá...
  • Đã từng hoặc đang bị mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang...
  • Thay đổi thời tiết đột ngột
  • Dị ứng với lông thú nuôi như chó, mèo... hoặc các tác nhân gây dị ứng tương tự
  • Do tâm lý gây ra như hay lo âu, căng thẳng,...

Điều trị hen phế quản bằng thuốc Đông và Tây y

Nhiều người không biết khi mắc bệnh hen suyễn uống thuốc gì là đúng để cho mau khỏi bệnh. Dưới đây là câu trả lời cho lo lắng đó.

1. Thuốc Tây y trị hen suyễn

Đối với Tây y, khái niệm “Chữa bệnh hen suyễn” chính là chủ yếu điều trị để làm giảm các triệu chứng bệnh. Thuốc tập trung vào công dụng giãn phế quản, chống viêm, tiêu sưng và được chia thành 2 nhóm thuốc gồm thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn.

Trên thực tế, các loại thuốc dạng hít vẫn luôn được nhiều người sử dụng và ưa chuộng hơn so với thuốc uống dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Một phần là do các thuốc dạng hít thường tác động trực tiếp lên đường hô hấp và giúp người bệnh giảm triệu chứng ngay tức thì.

Một số thuốc chữa hen phế quản thường dùng ở Việt Nam:

  • Thuốc hít Corticosteroid có chứa những hoạt chất như: Budesonide, Beclomethasone, Fluticasone.
  • Thuốc làm giãn đường dẫn khí có chứa những hoạt chất như: Formoterol, Salmeterol.

Tuy nhiên, mặc dù thuốc Tây y có tác dụng cắt cơn nhanh nhưng lại có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nên nhiều người thường tìm đến thuốc Đông y hơn. Những tác dụng phụ điển hình như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn dạ dày,...

vicare.vn-hen-suyen-uong-thuoc-gi-dieu-tri-hieu-qua-nhat-body-2

2. Thuốc Đông y trị hen suyễn

Đôi với Đông y, bệnh hen suyễn thường được gọi là bệnh háo suyễn và được chia ra làm 3 thể chính gồm phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Đa số các bài thuốc tập trung chủ yếu vào tác dụng giáng khí, tiêu đàm, tán hàn (nếu ở thể phong hàn) hoặc thanh nhiệt (nếu ở thể phong nhiệt).

Chữa hen suyễn thể phong nhiệt

Ở thể phong nhiệt, người bị bệnh hen suyễn thường gặp các triệu chứng như là ho, khó thở, thở khò khè, tức ngực, khó khạc đờm và đờm có màu vàng, đắng miệng và háo nước, lưỡi mọc rêu vàng và chất lưỡi đỏ, người hay ra mồ hôi.

Cách chữa tập trung vào việc giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, thanh nhiệt và chống dị ứng.

Bài thuốc hay dùng gồm: Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, sài đất (hoặc lá dâu tằm) 10-12g, hạt ý dĩ 10-12g.

Cách dùng: Sắc các hỗn hợp nguyên liệu trên với 750ml nước, sắc đến bao giờ còn lại 200ml thì ngừng. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống và uống trước bữa ăn. Uống lạnh.

Chữa hen suyễn thể phong hàn

Ở thể phong hàn, người bị bệnh hen suyễn thường gặp các triệu chứng như là khó thở, tức ngực, ho có đờm và đờm màu trắng, cơn hen thường đến vào đêm khuya, đau đầu, người không ra mồ hôi, không khát nước, rêu lưỡi màu trắng và chất lưỡi nhạt.

Cách chữa tập trung vào việc giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, chống dị ứng và trừ hàn.

Bài thuốc hay dùng gồm: Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, nhục quế 8-10g (hoặc khô 8-10g), hạt ý dĩ 10-12g.

Cách dùng: Sắc các hỗn hợp nguyên liệu trên với 750ml nước, sắc đến bao giờ còn lại 200ml thì ngừng. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống và uống trước bữa ăn. Uống khi còn ấm.

vicare.vn-hen-suyen-uong-thuoc-gi-dieu-tri-hieu-qua-nhat-body-3

* Lưu ý: Một số vị thuốc trong cả 3 bài thuốc trên có thể được thay thế khi không có đủ nguyên liệu gồm:

  • Hạt tía tô thay bằng trần bì, vỏ chanh, lá hen, lá tràm.
  • Bán hạ thay bằng lá táo, bồ kết, xạ can (rễ cây rẽ quạt).
  • Ý dĩ thay bằng thổ phục linh, mã đề, đậu ván.

Qua bài chia sẻ trên của HoiBenh, hẳn mọi người đã biết được nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh hen suyễn. Đồng thời cũng biết được người bệnh hen suyễn uống thuốc gì để có thể giúp giảm triệu chứng và chữa trị bệnh mau khỏi. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và tránh xa được căn bệnh khó chịu này.