Giải đáp thắc mắc bệnh áp xe gan có lây không?

Nghe về bệnh áp xe gan, có người đặt câu hỏi 'bệnh áp xe gan có lây không?. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi đưa ra một số thông tin dưới đây.

Giải đáp thắc mắc bệnh áp xe gan có lây không? Giải đáp thắc mắc bệnh áp xe gan có lây không?

Nhiều người cảm thấy hoang mang khi nghe về bệnh áp xe gan, thậm chí còn đặt câu hỏi 'bệnh áp xe gan có lây không?. Để giải đáp thắc mắc này, dưới đây chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về căn bệnh áp xe gan.

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-benh-ap-xe-gan-co-lay-khong-2
Áp xe gan là hiện tượng nhiễm trùng gây ứ mủ trong gan do vi khuẩn xâm nhập vào gan từ nhiễm trùng túi mật hoặc theo máu. Các nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng là vi khuẩn và amip (Entamoeba histolytica).

Áp xe gan lây qua những đường nào?

Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp hoặc nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng.

Áp-xe gan thường do vi khuẩn đi theo đường máu tới gan hay do các ổ nhiễm khuẩn bên cạnh trong khoang phúc mạc. Áp-xe gan có thể chỉ là một ổ đơn độc, hoặc cũng có thể là nhiều ổ áp-xe.

Trước đây, viêm ruột thừa vỡ là nguyên nhân gây áp-xe gan nhiều nhất, còn hiện nay bệnh đường mật phối hợp lại là căn nguyên gây áp-xe gan phổ biến hơn. Viêm mủ tĩnh mạch cửa thường do nhiễm khuẩn ở tiểu khung, nhưng đôi khi ổ nhiễm khuẩn ở nơi khác trong khoang phúc mạc cũng là nguyên nhân hay gặp gây áp-xe gan.

Áp-xe gan là một bệnh trong đó có một hoặc nhiều ổ mủ trong nhu mô gan, có trên 90% ổ áp-xe nằm ở thùy phải của gan. Đây là một bệnh khá phổ biến ở tất cả các nước, bệnh có xu hướng ngày càng tăng mặc dù trình độ vệ sinh đã được nâng cao và các kháng sinh đã được sử dụng khá rộng rãi...

Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nếu không có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị áp xe gan

Đau ở vùng bụng trên bên phải

Đau ngực khi thở sâu

Sốt

Mệt mỏi

Sụt cân, chán ăn

Để đảm bảo chính xác cần kiểm tra thực thể qua các xét nghiệm:

Xét nghiệm máu để đo mức độ tổn thương gan

Cấy máu và dịch mủ từ áp-xe làm xét nghiệm tìm vi khuẩn

Xét nghiệm phân (nếu nghi ngờ virus amip gây ra bệnh)

Chụp cắt lớp vi tính bụng, siêu âm, và/hoặc chụp cộng hưởng từ có thể được thực hiện để xác định các ổ áp-xe

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Siêu âm.

Các phương pháp điều trị áp xe gan

Với trường hợp áp-xe do amip gây ra, có thể chỉ cần uống kháng sinh

Với trường hợp vi khuẩn gây ra bệnh, có thể dùng kháng sinh tĩnh mạch

Dẫn lưu áp-xe qua hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm

Phẫu thuật

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-benh-ap-xe-gan-co-lay-khong-1

Như vậy chúng ta có thể hòan toàn yên tâm khi hiểu về con đường lây nhiễm của bệnh áp xe gan và để phòng ngừa căn bệnh này đó chính là ăn uống hợp vệ sinh "rửa tay sạch - ăn chín - uống sôi".

>>> Xem thêm: Bị bệnh áp xe gan có nguy hiểm không?