Đừng để táo bón sau khi sinh ám ảnh mẹ sau sinh!
Tao bón vốn dĩ là một bệnh lý không có gì nguy hiểm tuy nhiên với phụ nữ sau sinh, đặc biệt các mẹ bầu sinh con theo phương pháp sinh thường thì táo bón là lại căn bệnh gây nhiều bức xúc nhất. Táo bón không chỉ làm cơ thể khó chịu, ăn không ngon mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ sau sinh.
Đừng để táo bón sau khi sinh ám ảnh mẹ sau sinh!
Táo bón vốn dĩ là một bệnh lý không có gì nguy hiểm tuy nhiên với phụ nữ sau sinh, đặc biệt các mẹ bầu sinh con theo phương pháp sinh thường thì táo bón là lại căn bệnh gây nhiều bức xúc nhất. Táo bón không chỉ làm cơ thể khó chịu, ăn không ngon mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ sau sinh.
Nguyên nhân gây ra táo bón ở phụ nữ sau sinh.
Sau khi sinh, phụ nữ rất hạn chế đi lại, thường chỉ nằm nghiêng về một bên và nằm cả ngày do cơ thể mất sức. Việc mất nhiều máu làm khí huyết không thăng bằng khiến hoạt động của dạ dày, gan mật bị yếu đi. Thêm vào đó các mẹ bầu sau cơn “vượt cạn” hay nhịn đi vệ sinh nặng vì nhiều lý do trong đó có sợ làm cho vết rạch tầng sinh môn khó liền, điều này dẫn đến việc phân khô, vón cục, bệnh lý táo bón cũng từ đó mà ra.
Hơn nữa chế độ sinh dưỡng cho bà bầu sau khi sinh khá rắc rối, kiêng khem nhiều thứ, ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng quá mức, lại hạn chế uống nước do sợ loãng sữa không tốt cho con nên càng làm bệnh táo bón trở nên trầm trọng.Cuối kỳ mang thai bao giờ cũng là thời gian mà các mẹ bầu lưu tâm đến sức khỏe của mình nhất nhưng họ lại thuờng không nhận ra những triệu chứng bị táo bón. Tử cung co dãn gây áp lực đến các cơ quan khác bao gồm dạ dày, thận....làm cho bệnh táo bón kéo dài suốt từ những ngày cuối thai kỳ và trầm trong hơn khi sinh xong.
Hầu hết phụ nữ đều nghĩ, nếu như sinh mổ thì không phải lo lắng nhiều về việc bị bệnh táo bón nhưng táo bón cũng giống như cơn chuột rút khi mang thai, không thể đề phòng cũng không thể điều trị bằng các loại thuốc tây như đối với người bình thường.
Làm thế nào để có thể điều trị bệnh táo bón?
Phụ nữ sau sinh nên đi lại thường xuyên, hạn chế nằm cả ngày khiến cho cơ thể sinh ra mệt mỏi, đau đầu, vết nứt xương chậu vì vậy mà khó kiền hơn. Đi lại cũng với kết việc kết hợp các bài tập nhẹ nhàng cho xương chậu sẽ khiến cho cơ thể nhanh chóng hồi phục khí sắc, dạ dày và cơ quan tiêu hóa làm việc được tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón.
Dù luôn phải duy trì chế độ dinh dưỡng đặc biệt như thời kỳ mang thai nhưng hãy thêm nhiều hoa quả và rau xanh vào thực đơn của bạn. Chất xơ trong rau củ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru hơn. Đặc biệt, rau khoai lang hay rau ngót rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu sau khi sinh bé. Hai loại rau này không những có thể làm giảm bệnh táo bón mà còn giúp điều hòa lượng khí hư ra mỗi ngày, giúp tử cung và các cơ quan sinh dục trở nên sạch sẽ, mau lành.Cháo có lẽ là món ăn tuyệt vời nhất cho cả bạn và em bé trong khoảng một tuần đầu sau khi sinh. Cháo dễ tiêu hóa, lại còn có lợi cho đường tiết liệu, tăng sự ngon miệng mà vẫn có thể đảm bảo được các chất dinh dưỡng cân thiết cho cơ thể. Có thể kể đến một số loại cháo có khả năng cung cấp vitamin và điều trị bệnh táo bón sau sinh như cháo cà rốt, cháo bí đỏ, cháo khoai lang... Bạn cũng có thể thêm rau thịt vào nồi cháo làm tăng thêm sự bổ dưỡng.
Nếu muốn làm tăng hương vị và làm phong phú khẩu phần ăn của mình, bạn có thể nấu một vài loại chè đơn giản như chè chuối hay chè đu đủ, khoai sọ... không chỉ bệnh táo bón mà cả bệnh chán ăn cũng không còn là nỗi lo nữa.
Các khẩu phần ăn uống cũng như các thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh kể trên nên được luân phiên đưa vào các bữa ăn hàng ngày, thậm chí ngay cả khi bệnh táo bón được đẩy lùi bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn nhiều rau của, hoa quả và sử dụng cháo như bữa phụ để tăng thêm dinh dưỡng trong sữa.